Ai sẽ ra tay 'giải cứu' khi shipper công nghệ bị 'bùng' đơn đồ ăn?

Trên các trang mạng xã hội xuất hiện hàng chục hội nhóm kêu gọi 'giải cứu' các shipper khỏi trò 'đặt cho vui' rồi không nhận hàng đang bị cộng đồng lên án. Các công ty ở đâu khi shipper công nghệ bị 'boom' đơn đồ ăn?

Xui xẻo dính đơn “bơm hàng”, các shipper còn phải đối mặt với tình trạng hỗ trợ đơn bom đầy nhiêu khê.

“Bùng hàng” hay “bơm hàng” đang là đề tài “nóng” của xã hội, là nỗi khiếp đảm của các shipper, tuy nhiên sự kiện này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Điển hình như vụ 36 ly trà sữa tương đương khoảng 2 triệu đồng bị khách "bùng" không thương tiếc; hay vụ 20 cốc trà sữa giá 1,2 triệu đồng bị khách đặt rồi phũ phàng nhắn tin "thôi mình boom hàng nha". Hay gần đây nhất, Đặng Thành Tâm – shipper của Công ty Lozi cũng đắng cay khi anh bị cô gái trẻ bùng 13 ly trà sữa. Rồi một anh xe ôm bị "thượng đế" bom hàng và bữa vịt quay trị giá gần 400 nghìn “chan” nước mắt cũng khiến nhiều người xót xa…

Nhân vật chính Thành Tâm - shipper bị bùng 13 ly trà sữa bồi hồi thuật lại sự việc.

Nhân vật chính Thành Tâm - shipper bị bùng 13 ly trà sữa bồi hồi thuật lại sự việc.

Vậy khi bị “bùng hàng” các shipper sẽ giải quyết tình huống này như thế nào?

Theo các shipper, một số công ty có chính sách hỗ trợ mua lại đơn hàng. Như trường hợp của shipper bị bùng đơn 13 ly trà sữa, nhân vật chính Thành Tâm đã được công ty của mình mua lại toàn bộ đơn hàng đó. Thành Tâm chia sẻ đã được Công ty Loship xử lý nhanh chóng và hoàn tiền ngay.

Tuy nhiên, trái với trường hợp của Thành Tâm, số đông các shipper khác lại chán ngán quy trình phức tạp của các công ty vì quá tốn thời gian. Một shipper ngán ngẩm: “Hồ sơ thủ tục rườm rà, mất thời gian cả nửa ngày, để đó chạy kiếm lại tiền bị bơm còn tốt hơn”.

Ngoài ra, gần đây trên mạng xã hội, có vài cá nhân đứng ra mua lại đơn hàng khách không nhận của các shipper để các tài xế có thể được giải quyết nhanh chóng, tiếp tục giao hàng kiếm tiền. Nhưng đây chỉ có thể là cách giải quyết tạm thời, không thể hỗ trợ trong thời gian lâu dài.

Vẫn còn công ty thấu hiểu nổi khổ của shipper, giải quyết cho tài xế ngay tức thì.

Những sự việc trên cho thấy rủi ro lớn từ nhiều góc độ mà tài xế công nghệ phải đối mặt khi giao thực phẩm, đồ uống.
Vì vậy, nhiều người cho rằng, bên cạnh ý thức của khách hàng, thì người đồng hành hỗ trợ tiếp sức cho các shipper nên chính là các công ty công nghệ. Ví dụ như cái kết “ấm lòng” của chàng shipper Đặng Thành Tâm bị bùng 13 ly trà sữa đã được công ty của anh mua lại toàn bộ đơn hàng.

“Cũng may cái nghề "chạy xe, hít khói bụi kiếm tiền" còn có công ty hậu thuẫn. Trải qua việc bị bùng đơn em mới thấy ý nghĩa của các chính sách chăm sóc tài xế của công ty Loship, có thêm động lực và niềm tin cho nghề shipper”- Đặng Thành Tâm bộc bạch.

Tâm chào tạm biệt sau buổi trò chuyện với chúng tôi, tiếp tục công việc giao hàng của mình.

Được biết, quy trình mua lại đơn hàng của Công ty Loship nhanh chóng và rõ ràng, được công khai trên trang chủ của công ty. Các shipper chỉ cần chuẩn bị đầy đủ hình ảnh để chứng minh việc khách không nhận dù đã gọi xác nhận đơn, phía công ty xử lý đơn mua lại chỉ mất 5 phút và hoàn tiền ngay lập tức trên ứng dụng đi đơn của shipper. “Quy trình mua lại đơn nhanh lắm, cỡ hơn 5 phút. Hơn nữa, em cũng mừng là Loship mua lại toàn bộ đơn hàng chứ ban đầu em còn lo lắng chỉ được hỗ trợ một nửa” – Thành Tâm chia sẻ.

Cái nghề shipper chạy ngược chạy xuôi cả ngày, thời gian quý giá phải tranh thủ đi thêm nhiều đơn mới may ra đủ trang trải cuộc sống. “Vì lẽ đó, những chính sách hỗ trợ từ các công ty nên xuất phát từ thấu hiểu nỗi lo, nỗi cực khổ của shipper để giải quyết trọn vẹn vấn đề của họ”, ông Nguyễn Hoàng Trung – CEO Công ty Lozi, “cha đẻ” của dịch vụ giao hàng Loship chia sẻ. Ông cho rằng, “một trong những lý do mà Loship đưa ra chính sách chăm sóc tài xế từ lúc thành lập, do tôi là người Việt Nam, tôi thấu hiểu được cơ cực của người tài xế. Và hơn hết, đội ngũ tài xế chính là các “chiến binh” của chúng tôi, là lực lượng nòng cốt tạo nên giá trị cho dịch vụ của Loship. Chúng tôi chấp nhận rủi ro, chấp nhận phần thiệt để có thể tạo ra được các chính sách sát thực tế, hỗ trợ giải quyết vấn đề cho những chiến binh của mình ngay lập tức”.

“Bom” hàng là vi phạm pháp luật chứ không phải là… đùa

Phucnguyen – TP.HCM

Những chính sách giải quyết trọn vẹn, kịp thời của các công ty như Loship trong vấn đề của tài xế rất đáng trân trọng. Bên cạnh nỗ lực hỗ trợ shipper từ phía các công ty, nên chăng pháp luật cũng nên vào cuộc để bảo vệ tài xế, đem lại công bằng cho họ cũng như các chủ cửa hàng và các công ty giao hàng online.
thien khai - Hà Nội

Không thể gọi là “đùa” được! Pháp luật cần bổ sung quy định để có thể xử lý trong những trường hợp tương tự. Không thể để cho người lương thiện bỗng dưng bị thiệt hại, trong khi những kẻ gây án lại nhởn nhơ... Việc tìm ra và xử lý những kẻ như vậy với công nghệ bây giờ không khó.

Phạm Hùng – TP.HCM

Chuyện đặt hàng qua điện thoại rồi hủy đơn hàng không còn gọi là trò đùa nữa mà chính là vi phạm pháp luật bởi rất nhiều cá nhân sử dụng điện thoại để lừa, ví dụ như gọi báo cháy (114), lừa cấp cứu (115), lừa mất an ninh trật tự (113) và nhiều tổng đài điện thoại khác.

Nó không những làm tốn kém tiền bạc của các cơ quan, tổ chức mà còn gây bất ổn xã hội. Nhiều cá nhân cứ tùy tiện núp bóng bàn phím để gây khó khăn cho người khác. Vậy, ngoài việc lên án của cộng đồng còn cần có chế tài nghiêm khắc của pháp luật.

Đông Hường

Nguồn ICTNews: https://ictnews.vn/kinh-doanh/ai-se-ra-tay-giai-cuu-khi-shipper-cong-nghe-bi-bung-don-do-an-184749.ict