Ai sẽ trở thành lãnh đạo tiếp theo của Pakistan?

Cuộc bầu cử tổng thống Pakistan ngày 25-7 tới đã sẵn sàng trở thành một thời điểm biến đổi với quốc gia Nam Á này vì nó quyết định số phận của cựu Thủ tướng Nawaz Sharif, người đã bị kết án về tội tham nhũng.

Imran Khan, Shabahz Sharif, Bilawal Bhutto Zardari (từ phải qua) - 3 ứng viên sáng giá trong cuộc bầu cử tổng thống Pakistan lần này. Ảnh: CNN

Căng thẳng đang tăng cao trong bối cảnh các cuộc tấn công khủng bố chết người và cáo buộc can thiệp của quân đội. Khi chiến dịch tranh cử bước vào giai đoạn cuối cùng, nhà dân túy đầy lôi cuốn và cựu ngôi sao cricket Imran Khan và anh trai của ông Nawaz Sharif, Shahbaz Sharif, đã nổi lên như 2 ứng viên sáng giá nhất. Bilawal Bhutto Zardari, con trai 29 tuổi của cựu lãnh đạo Benazir Bhutto, cũng đang thu hút sự ủng hộ rộng rãi, và tìm cách tái lập đảng của gia đình mình như một lực lượng chính trị khả thi. Những ứng viên cạnh tranh vị trí thủ tướng tiếp theo của Pakistan này là ai?

Imran Khan, đảng Pakistan Tehreek-e-Insaf (PTI)

Có thể cho rằng, Imran Khan là một trong những cầu thủ cricket giỏi nhất trong lịch sử của trò chơi này. Ông luôn chiếm ưu thế trong suốt thập niên 1980, và giúp nâng cao vị thế của đội tuyển quốc gia Pakistan. Tại một quốc gia bị ám ảnh bởi môn thể thao này, người đàn ông 65 tuổi đã khéo léo chuyển sang chính trị.

Theo nhà báo kiêm nhà phân tích chính trị Mosharaf Zaidi, ông Khan thông qua một chính sách cứng rắn để thu hút một số lượng lớn các cử tri. Trong khi PTI đạt được một số thành công ở cấp tỉnh, các nhà phân tích cho rằng, ông Khan vẫn duy trì một chính sách nhẹ nhàng. Nhà báo Zahid Hussain cho rằng, cựu cầu thủ cricket “chưa bao giờ có một triết lý chính trị nghiêm trọng”.

Ông Khan, một nhân vật trong nền chính trị Pakistan kể từ cuối những năm 1990, nhưng theo ông Zaidi, chủ nghĩa dân túy của ông “chưa bao giờ hiệu quả hay thành công như hôm nay”. Ông nhận được sự ủng hộ từ những người Pakistan đang “giận dữ” và các lớp trung lưu. Ông Khan cũng được coi là ứng cử viên ưu tiên của quân đội hùng mạnh, đã trực tiếp cai trị đất nước trong gần một nửa thời gian kể từ khi độc lập vào năm 1947, và đã duy trì tầm ảnh hưởng lớn hơn đối với chính trị trong suốt thời gian đó. Đất nước bị chia thành hai phe, những người “nghĩ rằng quân đội có quyền lãnh đạo đất nước”, và những người không. Rất nhiều cựu tướng đã ủng hộ ông Khan. Ông Khan cũng được hưởng lợi từ sự phản đối của quân đội đối với cựu Thủ tướng Sharif, người vừa bị kết án 10 năm tù giam vì tội tham nhũng.

PTI lợi dụng sự sụp đổ của ông Sharif, và trong các chiến dịch tranh cử, ông Khan mạnh mẽ phản đối vấn nạn tham nhũng. “Vấn đề này đã “trở thành công cụ hiệu quả nhất trong kho vũ khí chính trị của ông”, ông Zaidi nhận định. Tuy nhiên, trong khi ông Khan được coi là “sạch sẽ”, một số cộng sự và các đồng minh chính trị của ông “bị cáo buộc gian lận và tham nhũng”.

Shabahz Sharif, đảng Liên đoàn Hồi giáo Pakistan-Nawaz (PML-N)

Đối thủ lớn nhất của ông Khan trong cuộc bầu cử tuần tới là Shahbaz Sharif, được coi là người kế vị tự nhiên cho vị trí lãnh đạo đất nước. Mặc dù anh trai Nawaz Sharif đang bị kết án, gia đình này vẫn nhận được sự ủng hộ đáng kể. Ông Nawaz Sharif trước đó đã chuyển giao quyền lực cho con gái mình, Maryam Sharif. Tuy nhiên, cô cũng bị cuốn vào vụ bê bối tham nhũng và hiện đang ngồi tù, mở đường cho ông Shahbaz.

Ông Zaidi cho biết, trong số các cử tri, “một số người nghĩ rằng gia đình Sharif có vấn đề, một số người nghĩ rằng họ xứng đáng, một số người nói “chúng tôi không quan tâm”. Theo ông Zaidi, là thống đốc tỉnh Punjab, tỉnh đông dân nhất của Pakistan và là chiến trường bầu cử quan trọng, thành công của ông Shahbaz với vai trò là nhà lãnh đạo tỉnh sẽ giúp ông rất nhiều trong cuộc bầu cử lần này. “Cơ sở hạ tầng và phát triển tổng thể của Punjab vượt trội so với các tỉnh khác, và đây là một phần công lao của ông Shahbaz”, ông Zaidi nói. Tuy nhiên, ông Shahbaz vẫn khó tránh khỏi những liên lụy liên quan đến vụ bê bối tham nhũng của anh trai và cháu gái. “Nếu ông Shahbaz trở thành nhà lãnh đạo quốc gia, ông ấy sẽ bị những cáo buộc đó bủa vây. Những người phản đối tham nhũng sẽ không bỏ phiếu cho một ứng viên của gia đình Sharif”, một nguồn tin nói.

Bilawal Bhutto Zardari, đảng Nhân dân Pakistan (PPP)

Con trai của cựu Thủ tướng Benazir Bhutto - người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo một quốc gia Hồi giáo, bị ám sát năm 2007 - và cựu Tổng thống Asif Ali Zardari - tổng thống Pakistan được bầu duy nhất từng hoàn thành nhiệm kỳ - Bilawal, 29 tuổi, không có khả năng gây khó chịu trong cuộc đua với hai ứng viên của PML-N và PTI.

Theo ông Zaidi, cái tên Bhutto vẫn còn có giá trị, đặc biệt là ở trung tâm của gia đình ở phía nam tỉnh Sindh. Thành công trong cuộc bỏ phiếu lần này có thể hồi sinh vận mệnh của PPP. Nhà báo Hussain cho rằng, ông Bilawal đã rời khỏi cái bóng của bố mẹ mình, “thể hiện mình là một tiềm năng trưởng thành và tỉnh táo có thể hồi sinh PPP”. Trong khi không chắc PPP có thể giành được đa số ghế trong cuộc bầu cử lần này, song sự thể hiện mạnh mẽ của đảng này có thể giúp Bilawal có tiếng nói trong các cuộc đàm phán liên minh trong tương lai.

AN BÌNH (Theo CNN)

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/91_192648_.aspx