Ấn Độ thừa nhận dùng tên lửa Israel bắn nhầm máy bay của mình

Hãng Sputniknews, dẫn nguồn tin quân sự Ấn Độ thừa nhận, chính hệ thống phòng không Spyder của nước này do Israel sản xuất đã bắn nhầm chiếc trực thăng Mi-17 khiến 6 người thiệt mạng hồi tháng 2-2019.

Spyder là một trong những hệ thống tên lửa phòng không tầm trung hiện đại nhất thế giới do Israel sản xuất. Hệ thống này có thể tiêu diệt chính xác các mục tiêu từ khoảng cách 35km. Tuy nhiên trong tay lực lượng phòng không Ấn Độ, hệ thống này đã bắn nhầm vào trực thăng Mi-17 của không quân nước này.

Không quân Ấn Độ cho biết: "Tại thời điểm diễn ra vụ bắn nhầm, xung đột giữa New Delhi và Pakistan gần đường phân giới LoC đang xảy ra. Hệ thống Spyder có thể đã bắn nhầm chiếc Mi-17 trong hoàn cảnh này".

Ngay sau khi trúng đạn, chiếc trực thăng rơi và vỡ làm nhiều mảnh. Vụ việc đã khiến toàn bộ thành viên phi hành đoàn và một số sĩ quan Ấn Độ thiệt mạng.

Vụ việc diễn ra trong trận không chiến dữ dội ngày 27-2 giữa máy bay chiến đấu của Không quân Ấn Độ (IAF) và Không quân Pakistan (PAF) dẫn đến hậu quả là đã có tiêm kích bị bắn hạ.

Việc chiếc trực thăng Mi-17 bị hệ thống Spyder do Israel sản xuất bắn nhầm đã được đưa ra ngay sau đó, tuy nhiên mãi tới gần đây phía Ấn Độ mới đưa ra thừa nhận chính thức.

Công nghiệp quốc phòng Israel là một trong những cái nôi phát triển vũ khí, một số vũ khí của họ còn được cả Mỹ và Nga tin dùng.

Spyder là sản phẩm của tập đoàn quốc phòng tiên tiến Rafael. Hệ thống này được sản xuất từ năm 2005. Spyder được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu đường không từ tầm thấp đến tầm trung như trực thăng, máy bay không người lái, máy bay cánh cố định bay thấp, vũ khí dẫn đường công nghệ cao.

Hệ thống được phát triển với 2 phiên bản. Spyder-SR tầm thấp sử dụng tên lửa đất đối không Python-5. Spyder-MR tầm trung sử dụng tên lửa Derby. SPYDER-SR có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 15km, tầm cao 9km.

Trong khi đó, phạm vi tác chiến của Spyder-MR là 35 km, tầm cao 16 km. Các chuyên gia quân sự thế giới đánh giá, Python 5 là một trong những tên lửa dẫn đường hồng ngoại tiên tiến nhất thế giới.

Tên lửa có khả năng khóa mục tiêu sau khi phóng, cho phép tấn công với độ chính xác rất cao.

Trong đó, Derby là dòng tên lửa dẫn đường bằng radar chủ động với khả năng "bắn - quên" cho phép đối phó nhiều mục tiêu cùng lúc.

Mỗi xe mang phóng mang được 4 đạn tên lửa.

Hệ thống Spyder có thể liên kết với nhiều hệ thống cùng loại một lúc để tạo nên lưới lửa phòng không dày đặc.

Những loại đạn tên lửa này có khả năng bay với vận tốc Mach 4, tùy từng loại đạn khác nhau mà chúng có hệ thống dẫn đường khác nhau.

Đạn tên lửa Python-5MR có tầm bắn 20km, đầu đạn nặng 11kg, phương thức dẫn đường bằng camera ảnh nhiệt cộng với cảm biến quan điện với chế độ "lock on after lauch".

Đạn tên lửa Derby-MR có tầm bắn 50km, tốc độ Mach 4, đầu đạn nặng 23kg, chúng sử dụng radar đầu dẫn mảng pha chủ động.

adar EL/M-2084 của hệ thống Spyder àm việc trên băng sóng S với thiết kế dạng module, ứng dụng công nghệ anten mảng pha quét điện tử chủ động (AESA), cho khả năng chống chế áp điện tử cũng như phát hiện và theo dõi đồng thời hàng chục tới hàng trăm mục tiêu bay với độ phân giải cao.

Cự ly phát hiện xa nhất của radar đa năng EL/M-2084 với mục tiêu trên không là 410 km, và tới 100 km (hoặc thậm chí tới 250 km) khi định vị trận địa bắn/phóng của pháo/tên lửa đối phương, cung cấp thông tình báo mục tiêu đủ 3 tham số cho hệ thống máy tính phục vụ chỉ huy tác chiến tự động. Đây được coi là một trong những hệ thống tầm trung

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/anh-an-do-thua-nhan-dung-ten-lua-israel-ban-nham-may-bay-cua-minh/827789.antd