Ấn Độ tự hỏi tại sao Mỹ không bán tàu ngầm hạt nhân cho mình?

Tờ India Today của Ấn Độ vừa cho đăng tải bài viết nêu rõ một loạt các lý do, Mỹ chưa từng và sẽ không bao giờ bán tàu ngầm hạt nhân cho nước này - như cái cách Washington làm với Australia.

Truyền thông Ấn Độ cho biết, việc Mỹ chuyển giao công nghệ đóng tàu ngầm hạt nhân cho Australia, là điều "xưa nay hiếm", và sẽ rất khó để New Delhi, có được cơ may tương tự.

Hiện tại, Ấn Độ là một trong số ít những quốc gia trên thế giới sở hữu tàu ngầm hạt nhân, nhưng thực tế lại khá phũ phàng, tàu ngầm hạt nhân của Ấn Độ là hàng "đi thuê", chứ không phải do nước này tự chế tạo.

Ở thời điểm hiện tại, Ấn Độ đang sở hữu 9 tàu ngầm lớp Kilo, 4 tàu ngầm Type 209 và 1 tàu ngầm lớp Scorpene - tất cả đều là tàu ngầm sử dụng động cơ điện - diesel.

Tàu ngầm hạt nhân duy nhất mà Ấn Độ đang sở hữu là Akula INS Chakra II, tuy nhiên đây là hợp đồng thuê của Nga. Ấn Độ cũng là quốc gia duy nhất trên thế giới, thuê được loại vũ khí chiến lược này.

Với mối quan hệ khăng khít trong lĩnh vực quân sự với Nga, Ấn Độ khó lòng có thể nhận được những sự ưu ái, như cái cách mà người Australia được Mỹ ưu tiên bàn giao công nghệ tàu ngầm hạt nhân.

Bất chấp việc Ấn Độ được Mỹ xếp vào danh mục những nước ngoại lệ, sẽ không bị Washington trừng phạt khi mua vũ khí từ Moscow, việc Ấn Độ muốn được Mỹ chuyển giao công nghệ vũ khí hiện đại vẫn là quá xa vời.

Thực tế thì lần gần đây nhất, Mỹ chuyển giao công nghệ sản xuất vũ khí chiến lược như tàu ngầm hạt nhân cho nước ngoài, là từ thập niên 50 của thế kỷ trước, khi Washington chuyển giao công nghệ cho London.

Bản thân các tướng lĩnh quân sự của Mỹ cũng cho biết, việc nước này chuyển giao công nghệ tàu ngầm hạt nhân cho Australia là điều "cực kỳ hiếm có" và "sẽ không bao giờ có lần tiếp theo".

Giới quan sát cho biết, với khả năng của Hải quân Ấn Độ hiện tại, việc tự chế tạo một tàu ngầm hạt nhân, kể cả khi có sự chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vẫn là điều khá khó khăn.

Cần phải nhớ rằng, tàu sân bay nội địa đang được Ấn Độ cố gắng hoàn thiện, đã được nước này "loay hoay" suốt hàng chục năm nay, nhưng chưa thành công.

Ngoài ra, phát triển hải quân thực sự chưa nằm trong nỗ lực của Ấn Độ, khi mà ở Ấn Độ Dương hiện tại, New Delhi dường như không có đuối thủ xứng tầm.

Hiện tại, Ấn Độ đang căng thẳng với Trung Quốc và Pakistan, tuy nhiên xung đột giữa các quốc gia này chủ yếu diễn ra ở vùng biên giới phức tạp giữa hai nước.

Trong khi đó ở trên biển, Hải quân Ấn Độ đang có sức mạnh vượt trội so với những quốc gia láng giềng, việc so thêm tàu ngầm hạt nhân trong biên chế, cũng chỉ để chứng minh rằng New Delhi là một "nước lớn", sánh ngang với các cường quốc khác trên thế giới, chứ ít có giá trị thực chiến trong thời điểm hiện tại. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tàu ngầm hạt nhân lớp Oscar của Hải quân Nga được coi là "sát thủ tàu sân bay" mạnh nhất trong lịch sử. Nguồn: MilitaryNews.

Trần Trân

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/an-do-tu-hoi-tai-sao-my-khong-ban-tau-ngam-hat-nhan-cho-minh-1596267.html