Ăn khoai tây như thế nào để vừa lợi cho sức khỏe, vừa có nhiều chất dinh dưỡng

Thay vì ăn khoai tây chiên, rán, các chuyên gia dinh dưỡng lại khuyến khích nên ăn khoai tây nướng, hấp để vừa có nhiều chất dinh dưỡng lại tránh được dầu mỡ gây hại cho sức khỏe.

Đầu bếp Jack Lee hướng dẫn cách làm kem khoai tây cho Đại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink tại Việt Nam

Khoai tây tương đối dễ trồng, do đó, không có gì lạ khi chúng là một trong những loại thực phẩm được trồng nhiều nhất trên thế giới. Tại Mỹ và một số nơi khác người dân sử dụng khoai tây như người Việt ăn cơm và khoai tây trở thành món ăn không chỉ ngon còn tốt cho sức khỏe.

Giống như cà chua, cà tím và ớt ngọt, khoai tây là một thành viên của gia đình họ Cà (còn được gọi là họ Khoai tây, tên khoa học: Solanaceae). Chúng không phải là rau củ mà là một phần của thân cây. Khoai tây là phần phình ra của phần thân ngầm dưới lòng đất, phát triển và có chức năng cung cấp dưỡng chất cho phần lá ở bên trên. Phần phình ra của thân cây này được gọi là củ. Các "mắt" của khoai tây thực chất là các nụ, chúng sẽ nảy mầm thành cành nếu được cắt rời và ươm mầm.

Khoai tây chứa folate. Folate đóng một vai trò trong quá trình tổng hợp và phục hồi DNA hư tổn, vì vậy nó có khả năng ngăn ngừa được nhiều loại tế bào ung thư hình thành do các đột biến trong DNA. Ngoài ra, vitamin C và quercetin cũng có chức năng như chất chống oxy hóa, bảo vệ tế bào chống lại tác hại do các gốc tự do gây ra.

Hàm lượng chất xơ cao trong khoai tây được công nhận là yếu tố quan trọng giúp giảm cân hiệu quả. Khi tiêu thụ một củ khoai tây, bạn sẽ thấy nhanh no và no lâu hơn nên giảm thèm ăn và ăn ít hơn. Từ đó cũng ít nguy cơ tăng cân đáng kể.

Chất xơ, kali, vitamin C và vitamin B6 có tácdụng làm giảm cholesterol trong cơ thể, giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch tốt hơn. Ngoài ra, lượng chất xơ đáng kể trong khoai tây giúp giảm tổng lượng cholesterol trong máu, do đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Ngoài ra, chất xơ trong khoai tây cũng giúp hỗ trợ quá hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giúp phân hủy và chuyển hóa carbohydrate và protein thành năng lượng cho cơ thể hoạt động nên cũng hỗ trợ giảm cân tốt hơn.

Theo đầu bếp người Mỹ gốc Việt nổi tiếng Jack Lee Chef, khi ăn khoai tây nên hạn chế ăn khoai tây chiên mà thay vào đó có thể chế biến thành các món khác giữ nguyên dinh dưỡng như khoai nướng, khoai hấp, luộc.

Theo Jack Lee có rất nhiều cách để chế biến như luộc, hầm, chiên, nướng. Tuy nhiên, cách làm để tận dụng tối đa hàm lượng dinh dưỡng có trong khoai thì phải kể đến phương pháp nướng.

Cụ thể như sau, trong khẩu phần 100g, hàm lượng các chất dinh dưỡng của:

Khoai luộc bỏ vỏ có: 379mg kali, 22mg magiê, 1,8g chất xơ và 0,299mg vitamin B6

Khoai tây chiên có: 400mg kali, 21mg magiê, 1,9g chất xơ và 0,168mg vitamin B6

Khoai tây nướng có: 535mg kali, 28mg magiê, 2,2gam chất xơ, và 0,311mg Vitamin B6

Trong khi đó, khoai tây chiên có: 133 calo. Hàm lượng này có thể tăng lên tùy thuộc vào cách bạn chiên chúng, lượng chất béo khoai hấp thụ, và loại dầu bạn sử dụng.

Nếu bạn muốn tránh chất béo thì tốt nhất không nên thêm bơ, phô mai, hay thịt mỡ ăn kèm. Thay vào đó, chế biến khoai tây nướng thành món salad, thay thịt đỏ bằng thịt gà, cắt giảm lượng muối. Đặc biệt, Jack Lee cho biết có thể lấy khoai tây ngón tay nướng cùng dầu oliu sẽ rất ngon.

Kem khoai tây cũng là món rất ngon. Theo đầu bếp này chỉ cần chọn khoai tây đặc biệt khoai tây Hoa Kỳ có hàm lượng tinh bột cao hơn, không bị keo như khoai tây khác sau đó để nguyên da, hấp hoặc nướng rồi lọt da và nghiền trộn thêm sữa để có thể tạo ra món khoai tây kem ăn mãi không chán.

Khánh Chi

Nguồn Infonet: http://infonet.vn/an-khoai-tay-nhu-the-nao-de-vua-loi-cho-suc-khoe-vua-co-nhieu-chat-dinh-duong-post283568.info