Ăn liên tiếp món này trong 3 ngày khiến cậu bé suýt mất mạng, cha mẹ nên biết để tránh

Do ăn món đậu tằm liên tiếp trong 3 ngày một cậu bé tại Trung Quốc đã phải nhập viện. Tại đây các bác sĩ chẩn đoán cậu bé bị 'bệnh đậu tằm'.

Đậu tằm tươi ngon, rất giàu chất dinh dưỡng, bất luận là làm món ăn chính hay món ăn phụ, cũng đều được mọi người ưa thích. Hiện nay đậu tằm được trồng ở khoảng 47 nước trong đó nhiều nhất là Trung Quốc 1,8 triệu tấn, châu Phi 1,22 triệu tấn.

Hạt đậu tằm có hàm lượng protein 30%, gồm đủ 8 loại axit amin thiết yếu cho người. Hàm lượng tinh bột 49%, chất béo 0,8%. Vì vậy, đậu tằm là cây giàu chất đạm, giàu tinh bột và ít chất béo. Hạt đậu tằm có thể dùng làm lương thực cho người, thức ăn giàu đạm cho chăn nuôi, chế biến miến sợi, làm nước chấm…

Hạt đậu tằm chín xanh sử dụng làm rau ăn rất ngon. Khi hạt đã chín xanh, hàm lượng nước trên 70%, 13% protein, 0,7% chất béo, 11,7% hợp chất hydratcacbon, 37,2% chất xơ thô, 1,2% tro và các chất khoáng Ca, P, Fe, caroten, vitamin B1, B2, PP, C, có triển vọng trở thành một loại rau bổ dưỡng có nhu cầu lớn trên thị trường thế giới. Tuy nhiên loại thực phẩm theo mùa này, có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm nếu ăn quá nhiều.

Cậu bé đã suýt tử vong chỉ vì ăn đậu tằm liên tiếp 3 ngày

Cậu bé đã suýt tử vong chỉ vì ăn đậu tằm liên tiếp 3 ngày

Một trường hợp gần đây nhất vừa mới xảy ra tại Trung Quốc. Theo đó, cậu bé tên Dương Dương 3 tuổi đến từ Giang Tây, nhưng theo cha mẹ đến Đông Dương. Nửa tháng trước, Dương Dương đã ăn một vốc đậu tằm một cách ngon lành, mùi vị khá ngon nên cậu bé ăn liên tiếp trong 3 ngày. Đến ngày thứ 4 mẹ Dương Dương phát hiện cậu bé có chút kỳ lạ, không chỉ khuôn mặt vàng như nghệ, nước tiểu có màu giống với màu của nước tương.

Sau khi điều trị ở bệnh viện địa phương không có hiệu quả, ngày 19/3, gia đình lập tức đưa Dương Dương đến cấp cứu tại Khoa Nhi của Bệnh viện nhân dân thành phố Đồng Dương. Sau khi nhập viện, các kết quả kiểm tra tỉ mỉ, bác sĩ đã chẩn đoán Dương Dương bị “bệnh đậu tằm”.

Bác sĩ Hoàng Triết cho biết: “Bệnh đậu tằm là loại bệnh nguy hiểm, đại đa số trong vòng 1- 2 ngày sau khi ăn phát sinh chứng tán huyết, phần lớn các tế bào hồng cầu trong cơ thể trẻ sẽ bị vỡ, hemoglobin thông qua nước tiểu bài tiết ra ngoài, do vậy nước tiểu có màu như nước tương. Các tế bào hồng cầu là các tế bào mang oxy. Khi lượng lớn các tế bào hồng cầu bị phá hủy, sẽ dẫn đến thiếu máu và thiếu oxy nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời, chúng có thể dẫn đến hôn mê, tổn thương não và nhiều chức năng trong cơ thể, thậm chí có thể đe dọa tính mạng”.

Bệnh đậu tằm là một bệnh di truyền của nhiễm sắc thể X. Vì nam giới chỉ có một nhiễm sắc thể X và phụ nữ có hai nhiễm sắc thể X, xác suất mắc bệnh ở nam cao hơn nhiều so với nữ. Nếu người mẹ mắc bệnh đậu tằm, con trai sinh ra sẽ có một nửa khả năng mắc bệnh.

Bệnh đậu tằm phổ biến nhất ở trẻ từ 2 đến 5 tuổi, vì ở lứa tuổi này nhiều trẻ lần đầu tiên tiếp xúc với đậu tằm. Theo báo cáo nước ngoài, 20% bệnh nhân mắc bệnh đậu tằm có liên quan đến di truyền. Theo dữ liệu khoa học và công nghệ trong nước cho thấy khoảng 41,3% bệnh nhân có tiền sử gia đình và khoảng 90% trong số họ xảy ra ở nam giới và hai phần ba trong số họ là trẻ em dưới 3 tuổi.

Bởi vì bệnh đậu tằm là một bệnh di truyền, không có loại thuốc đặc biệt nào có thể được điều trị. Căn bệnh này xảy ra chủ yếu ở độ tuổi 3-5 tuổi, càng lớn tỷ lệ mắc càng ít, vì vậy trong gia đình có trẻ mắc bệnh đậu tằm, cha mẹ cũng không nên quá lo lắng, chỉ cần phòng ngừa là có thể tránh được bệnh.

Trẻ nhỏ khả năng tái phát bệnh cao nên tốt nhất không ăn đậu tằm hoặc các sản phẩm từ đậu tằm, đặc biệt là đậu tằm sống. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, đậu tằm được đun sôi nhiều lần cũng có thể bị ngộ độc, do vậy tốt nhất không ăn, hơn nữa có nhiều thực phẩm phù hợp với trẻ nhỏ hơn.

Những người dưới đây không được ăn đậu tằm.

- Trẻ dưới 5 tuổi

- Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh di truyền

- Người lớn hoặc trẻ nhỏ bị bệnh vàng da tán huyết, huyết sắc tố niệu, lịch sử mắc bệnh tán huyết di truyền không thể ăn.

Làm tốt công việc sàng lọc các bệnh di truyền ở trẻ sơ sinh, chẩn đoán sớm và phòng ngừa sớm, tránh ăn quá nhiều đậu tằm, nguyên nhân gây bệnh hoặc làm tăng thêm tình trạng bệnh.

Ngoài việc tránh xa đậu tằm, không thể sử dụng các loại thuốc có thể gây tán huyết, chẳng hạn như thuốc chống sốt rét (primaquine, quinine), thuốc hạ sốt (aminopyrine, phenacetin) và furan , sulfonamid, vitamin K3 tan trong nước, vitamin K4 và các dẫn xuất của nó,…

An Dương (T/h)

Nguồn VietQ: http://vietq.vn/an-lien-tiep-mon-nay-trong-3-ngay-cau-be-suyt-mat-mang-cha-me-nen-biet-de-tranh-d156875.html