Ăn mì tôm thường xuyên thay cơm liệu có tốt?

Nhiều người thường đặt câu hỏi 'ăn mì tôm thường xuyên có tốt'.Tìm hiểu về lợi ích và tác hại của mì tôm, bạn sẽ có được câu trả lời và giải tỏa được băn khoăn.

Ăn mì tôm có lợi ích gì?

Vì sao mì tôm được ưa chuộng và luôn là món không thể thiếu trong gian bếp của nhiều gia đình? Vietnamnet đưa ra những lợi ích của mì tôm được nhắc đến nhiều nhất:

Giá rẻ nhưng vẫn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Chắc hẳn ai cũng biết giá thành một gói mì tôm trung bình từ 3 -10 ngàn đồng tùy loại, một mức giá hợp lý cho nhiều đối tượng tiêu dùng. Bên cạnh đó, mì tôm được sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tiện lợi và nhanh gọn: Chúng ta chỉ cần 5-10 phút để chế biến là sẽ có được tô mì tôm thơm ngon, nóng hổi. Với các loại mì ly, thì còn “nhanh” và “gọn” hơn nữa khi bạn không cần tới tô, muỗng, chỉ cần đổ nước sôi vào và chờ trong 3 phút là có thể thưởng thức được ngay.

Có thể bảo quản được lâu ngày: Trong những ngày thực hiện giãn cách xã hội, cả tuần bạn chỉ có thể đi siêu thị mua thực phẩm 1-2 lần thì yếu tố “bảo quản được lâu” luôn được chú ý đến. Mì tôm nằm trong nhóm có hạn sử dụng lên đến cả nửa năm nên thuận lợi cho việc dự trữ. Chỉ cần trong nhà có một thùng mì tôm, dù gặp cảnh ở yên trong nhà vài tuần bạn vẫn an tâm “no bụng”.

Mì tôm là món ăn dễ dàng chế biến: Mì tôm nằm trong nhóm thực phẩm cực kỳ dễ phối hợp, rất thuận tiện kết hợp với các nguyên liệu có sẵn khác để tạo thành món ăn ngon. Chỉ cần lục tủ lạnh, sáng tạo một chút, bạn có thể cho ra đời hàng chục món mì đa dạng, ngon miệng và đủ dinh dưỡng.

Ăn mì tôm thườngxuyên không tốt cho sức khỏe, vì vậy chúng ta nên ăn một cách hợp lý. Ảnh minh họa.

Ăn mì tôm thườngxuyên không tốt cho sức khỏe, vì vậy chúng ta nên ăn một cách hợp lý. Ảnh minh họa.

Tác hại ăn mì tôm thường xuyên

Lão hóa nhanh: Theo Tiền Phong, chất mỡ trong mì tôm thông thường đều thêm chất chống ô xy hóa, nhưng nó chỉ làm chậm tốc độ ô xy hóa, kéo dài thời gian biến mùi của mì tôm. Thời gian dài dung nạp quá nhiều chất chống ô xy hóa sẽ ảnh hưởng xấu tới hệ nội tiết và thúc đẩy lão hóa.

Béo phì: Theo thói quen, nhiều người thường chế biến món mì theo sở thích, những thực phẩm ăn theo sẽ khiến cơ thể nạp thêm quá nhiều carbohydrate và chất béo vào cơ thể dẫn tới hàm lượng chất béo, calo tăng cao từ đó gây béo phì và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới béo phì như tim mạch, tiểu đường, cholesterol cao… Những biểu hiện ban đầu, rõ rệt nhất như chóng mặt, mệt mỏi, tim đập nhanh…

Gây sỏi thận: Mì tôm được ướp rất nhiều muối. Chính bởi thế khi ăn chúng, bạn đã tăng gánh nặng cho thận, cho hệ thống tim mạch và thậm chí nó có thể gây sỏi thận.

Gây loãng xương: Mì tôm cũng là thực phẩm chứa phosphate, một chất giúp bạn ngon miệng nhưng lại dễ làm loãng xương, mất xương, răng cũng yếu dần.

Làm tăng nguy cơ ung thư: Để cải thiện hương vị, hoặc kéo dài thời gian bảo quản, các hãng sản xuất thường cho thêm một vài chất phụ gia như phosphate, chất chống oxy hóa, chất bảo quản… Bởi thế, khi trữ quá lâu, ảnh hưởng môi trường nên các chất này cũng sẽ từ từ biến chất. Khi ăn, chúng tích tụ lâu trong cơ thể, để lại hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt có thể dẫn đến ung thư. Hơn nữa, quá trình chế biến của mì là sấy khô hoặc chiên qua dầu nên quá trình này có thể sinh ra một vài chất có độc như chất acrylamide gây ung thư.

Hại cho gan: Để tiện dụng hơn, nhiều người thường lựa chon những hộp mì tôm để không phải dọn dẹp sau khi ăn, tuy nhiên các hộp nhựa chứa mì khi ngâm trong nước nóng trên 70 độ C sẽ sản sinh ra các chất độc hại làm tổn hại đến gan.

Nóng trong người: Đa phần ai ăn mì xong cũng sẽ cảm thấy khát nước và khô miệng bởi lẽ mì được chiên với dầu ở nhiệt độ cao. Ăn mì thường xuyên sẽ gây thiếu nước và tình trạng nóng trong, đồng thời gây nên vấn đề mụn nhọt mà không ai mong muốn.

Hại đường tiêu hóa: Mì tôm là một trong những món ăn được sấy khô sau khi chiên qua dầu. Trong mì chứa khá nhiều hương liệu và chất phụ gia, ăn thường xuyên sẽ không những khiến vị giác giảm sút mà còn có thể tạo áp lực cho dạ dày trong việc tiêu hóa chung. Nếu bạn ăn mì tôm xuyên có thể sẽ gây rối loạn chức năng dạ dày, làm xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, đau dạ dày… Đặc biệt, những đứa trẻ thích ăn mì tôm càng dễ mắc chứng biếng ăn.

Có thể gây bệnh tiểu đường, tim mạch: Thường xuyên dùng mì tôm, bạn có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ cao hơn bình thường. Nguyên nhân nằm ở thành phần chất béo có trong hầu hết các loại mì tôm. Loại chất béo này là transfat và chất béo bão hòa, chúng vô cùng có hại cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người cao tuổi hay người có tiền sử bệnh tim mạch.

Có tốt cho sức khỏe không khi ăn quá nhiều mì tôm trong thời gian dài?

Khi nấu mì theo hướng dẫn của nhà sản xuất, thêm các gói gia vị và rau củ đi kèm vào, ta được một bữa ăn khá ngon miệng, đỡ đói và cung cấp được các chất như sau:

● Chất bột đường từ vắt mì: tương đương với 1 chén cơm (khoảng 40-50g chất bột đường).

● Chất béo từ gói dầu đi kèm: khoảng 11-13g, cung cấp được gần đủ lượng chất béo một bữa ăn cần (người bình thường cần khoảng 60g chất béo/ngày, tương đương mỗi bữa ăn cần khoảng 20g chất béo).

● Chất đạm và chất xơ, vitamin, khoáng chất… chỉ đáp ứng được lượng rất ít so với nhu cầu cơ thể cần trong bữa ăn. Đây cũng là điều cốt lõi để trả lời cho câu hỏi ăn nhiều mì tôm có tốt không mà nhiều người thắc mắc.

Mì tôm bản chất là thức ăn nhanh - tiện dụng, cung cấp năng lượng tương đối đủ, thay thế được cho bữa ăn thông thường một cách tạm thời. Mì tôm của các thương hiệu tên tuổi cũng có ưu điểm lớn là được sản xuất với công nghệ hiện đại, có quy trình kiểm soát chất lượng gắt gao nên là sản phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho người dùng.

Tuy nhiên, nếu ăn nhiều mì tôm một cách thường xuyên, người dùng sẽ gặp tình trạng thiếu chất đạm, thiếu chất xơ, thiếu vitamin và khoáng chất. Việc thiếu chất đạm, chất xơ, thiếu vitamin và khoáng chất kéo dài có thể dẫn đến một số tình trạng bất ổn cho cơ thể, ví dụ như táo bón, nổi mụn, suy nhược…

Những người thích ăn mì tôm nên làm gì để gìn giữ sức khỏe?

Thông tin trên Sức khỏe & Đời sống, để khắc phục điều này không khó. Khi nấu mù tôm chúng ta chỉ cần chúng ta mở tủ lạnh, tìm các nguyên liệu sẵn có để cung cấp thêm thành phần đạm và rau củ... nấu cùng. Bởi vì khi kết hợp với các loại thực phẩm khác sẽ tương tự như khi ăn 1 phần bún, phở, cơm…

Các nguyên liệu có thể cung cấp đạm cho món mì tôm bao gồm:

● Trứng gà (chế biến thành trứng gà luộc lòng đào, trứng ốp la…)

● Trứng vịt bắc thảo, trứng vịt muối

● Thịt gà, thịt bò, thịt heo…

● Tôm khô

● Hải sản tươi các loại (mực, tôm, phi lê cá…)

● Xúc xích, thịt nguội, giò chả…

● Nấm, đậu hà lan (đây là nguồn đạm thực vật tốt cho cơ thể)

Các nguyên liệu có thể cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất cho món mì tôm bao gồm:

● Cà chua

● Cà rốt

● Bắp cải

● Giá đỗ

● Rau xanh các loại (cải thìa, xà lách xoong, cải ngọt…)

● Bông cải

● Ớt chuông

●Hành tây…

Tùy sở thích, tùy tài năng sáng tạo, ta có thể kết hợp với rất nhiều nguyên liệu như vậy, để cho ra đời những món mì tôm hấp dẫn, bảo đảm đầy đủ dinh dưỡng, cân bằng giữa các nhóm chất, để không còn phải băn khoăn: Ăn nhiều mì tôm có tốt không.

Những cách chế biến mì tôm thêm phần ngon miệng

Nấu mì kim chi hải sản: Chúng ta cần trụng chín mì vớt ra. Xào sơ kim chi, cho nước vào (nếu có nước dùng như nước hầm gà càng ngon), nêm gói gia vị, bổ sung thêm bột ớt nếu muốn ăn cay. Nước sôi lên thì cho tôm mực vào, sau cùng cho mì đã trụng chín, rắc hành ngò lên và thưởng thức.

Món salad mì rau củ: Nấu chín vắt mì, vớt ra. Sử dụng các nguyên liệu rau củ như cà chua bi, cà rốt, bắp cải thái nhuyễn, hành tây, ớt chuông đỏ, ớt chuông vàng… trộn đều với mì như món salad thông thường. Luộc trứng gà lòng đào hoặc có thể sử dụng trứng cút, trứng bắc thảo cắt thành miếng nhỏ cho thêm vào. Nêm dầu giấm, dầu olive, sốt mè rang… tùy theo khẩu vị yêu thích. Bạn sẽ có món salad trộn mì gói rất ngon miệng, đầy đủ dinh dưỡng.

Món mì xào thập cẩm: Để làm món ăn đậm vị này, bạn chỉ cần trụng vắt mì, vớt ra. Kiểm tra trong tủ lạnh xem còn nguyên liệu rau củ, nấm, đậu nào có sẵn, thái nhỏ các nguyên liệu, xào trên bếp cho thơm. Mách nhỏ, thịt bò thường rất hợp với món mì xào thập cẩm này, nhưng bạn chỉ xào vừa chín thôi để thịt bò không dai nhé. Cho mì vào sau cùng và hoàn tất món ăn.

Trước câu hỏi ăn mì tôm thường xuyên có tốt? Giờ thì chắc chắn bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc ăn nhiều mì tôm có tốt không rồi.

Trúc Chi (t/h)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/an-mi-tom-thuong-xuyen-thay-com-lieu-co-tot-a602131.html