Ăn nước mắm thế nào cho an toàn?

Khi sử dụng nước mắm, người dùng cần lưu ý những vấn đề dưới đây để đảm bảo sức khỏe của bản thân và gia đình.

Nước mắm chuẩn sẽ có vị như thế nào?

Mặn gắt, thơm nồng, ngọt ở cuống lưỡi
Mặn vừa phải, ăn vào vị hơi chát ở cuống lưỡi
Nhạt hơn nước mắm công nghiệp, rõ vị của cá

Theo Giáo sư Phạm Văn Khôi, Viện Hóa học Việt Nam, nước mắm chuẩn sẽ mặn gắt nhưng thơm nồng, ăn vào sẽ có vị ngọt ở cuống lưỡi.

Nước mắm ngon có màu?

Nâu cánh gián
Nâu đen
Nâu vàng nhạt

Bác sĩ Phương Thị Kim Phụng, Viện Dinh dưỡng lâm sàng, cho hay mẹo chọn nước mắm ngon, chất lượng đúng cách nhất là quan sát màu của nó. Nước mắm ngon có màu nâu cánh gián sậm, trong và không có vẩn đục.

Dấu hiệu nhận biết nước mắm có phụ gia, độ đạm thấp?

Nước mắm có hương thơm đặc trưng
Mặn chát, đổi màu khi chấm thực phẩm
Mùi nồng, có cặn ở đáy chai

Theo bác sĩ Kim Phụng, nước mắm có vị mặn chát và đổi màu khi chấm thực phẩm là loại đó có độ đạm thấp hoặc sử dụng chất phụ gia không đảm bảo.

Nước mắm đạt chuẩn có làm bạn tăng cân?


Không

Nước mắm nguyên chất không nguy hại cho sức khỏe và gây tăng cân cho người dùng. Ngược lại, nó còn tốt cho sức khỏe của mọi người vì cung cấp dưỡng chất tốt cho tim mạch và cơ thể.

Không nên cho người ở độ tuổi này ăn nước mắm?

Trẻ em dưới 1 tuổi
Trẻ em dưới 5 tuổi
Người cao tuổi

ThS.BS Doãn Thị Tường Vi, nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198, cho biết trẻ dưới 1 tuổi không nên ăn nước mắm cũng như những sản phẩm có chất điều vị khác. Độ mặn của chúng không tốt cho thận đang còn khá non nớt của trẻ.

Người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn nước mắm vì?

Tăng lượng đường có sẵn trong cơ thể
Tăng khả năng hấp thụ năng lượng
Tăng lượng chất béo vào cơ thể

Theo thạc sĩ, bác sĩ Đào Thị Yến Phi, trưởng bộ môn Dinh dưỡng, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, người bị bệnh tiểu đường cần tránh ăn nước mắm và các gia vị mặn. Các loại gia vị này làm tăng khả năng hấp thụ năng lượng vào cơ thể, tăng cholesterol, rối loạn lipid máu và các bệnh lý về tim mạch.

Ăn nhiều nước mắm có thể dẫn đến bệnh gì?

Đau dạ dày
Loãng xương
Rối loạn tiền đình

Theo PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách khoa, Hà Nội, ăn nhiều nước mắm khiến bạn uống nước nhiều hơn bình thường. Lượng nước này được bài tiết càng nhiều qua mồ hôi và nước tiểu dẫn đến việc tiểu tiện thường xuyên sẽ thải ra nhiều canxi. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh xương khớp và loãng xương.

Không làm điều này nếu muốn đảm bảo dinh dưỡng trong nước mắm?

Pha nước mắm với nước
Pha nước mắm với chanh, tỏi, ớt
Đun sôi nước mắm quá lâu

Theo PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, bạn nên cho nước mắm khi món ăn đã gần chín, áp dụng quy tắc này với cả món canh, xào và kho. Khi mắm được nấu quá lâu, mùi vị và vitamin trong nước mắm sẽ bốc hơi hết.

Phương Anh

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/an-nuoc-mam-the-nao-cho-an-toan-post854551.html