Ảnh cực hiếm về đập Bái Thượng Thanh Hóa 100 năm trước

Đập Bái Thượng là hệ thống thủy nông hiện đại đầu tiên được xây dựng ở khu vực Trung Kỳ. Tổng chi phí xây công trình này là 4.760.000 đồng.

Các công nhân tiến hành tu sửa đập Bái Thượng ở Thanh Hóa năm 1941. Công trình này được người Pháp xây dựng vào thập niên 1920, ngày nay nằm ở xã Xuân Dương huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Aavh.org.

Các công nhân tiến hành tu sửa đập Bái Thượng ở Thanh Hóa năm 1941. Công trình này được người Pháp xây dựng vào thập niên 1920, ngày nay nằm ở xã Xuân Dương huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Aavh.org.

Đây là hệ thống thủy nông hiện đại đầu tiên được xây dựng ở khu vực Trung Kỳ.

Toàn bộ hệ thống gồm đập Bái Thượng dài 160 mét, cao 20 mét bằng bê tông và một hệ thống kênh đào dài tổng cộng 110 km.

Hệ thống có vai trò tưới tiêu cho khoảng 50.000 ha thuộc lưu vực sông Chu, trong đó có nhiều đồn điền trồng lúa, bông và cây công nghiệp của thực dân Pháp.

Đập chính được khởi công ngày 28/3/1920, khánh thành ngày 10/1/1926.

Toàn bộ hệ thống này được chính thức giao cho Sở Thủy nông Trung Kỳ từ ngày 27/8/1928.

Tổng chi phí xây đập Bái Thượng là 4.760.000 đồng.

Do hiện trạng xuống cấp của công trình, phần hạng mục chính đã được tiến hành tu sửa năm 1998.

Hiện nay đập Bái Thượng do công ty thủy nông sông Chu chịu trách nhiệm quản lý, điều hành.

Một số hình ảnh khác về đập Bái Thượng năm 1941.

Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/anh-cuc-hiem-ve-dap-bai-thuong-thanh-hoa-100-nam-truoc-1859124.html