Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến việc phân bổ nguồn lực

Khi đại dịch Covid-19 lây lan khắp thế giới, nhiều chính phủ đã ví nền kinh tế giống như tình trạng hôn mê trong y học. Các thị trường vốn đang báo hiệu sự thay đổi lâu dài trong cơ cấu.

Covid-19 thúc đẩy mạnh mẽ việc phân bổ nguồn lực

Các hành động được đưa ra để giảm sự lây nhiễm dịch bệnh đồng nghĩa với việc nhiều hoạt động kinh tế sẽ ngừng hoạt động.

Nhưng để phục hồi “sức khỏe” của nền kinh tế một cách nhanh chóng, mối quan hệ giữa những người lao động và công ty cần được duy trì, để mà hoạt động kinh tế có thể vực dậy từ chỗ nó đã bị chững lại.

Tuy nhiên, điều này cho thấy rõ ràng rằng không phải mọi thứ sẽ hồi phục lại bình thường ngay khi đại dịch Covid-19 biến mất.

Khi các nền kinh tế được điều chỉnh lại, có khả năng sẽ có sự phân bổ lại đáng kể về con người và nguồn lực.

Những nền kinh tế năng động có thể phân bổ lại nguồn lực một cách nhanh chóng ắt hẳn đã có một khoảng thời gian dễ dàng hơn để vượt qua những cú sốc phá hủy về kinh tế, và gỡ bỏ những rào chắn để phát huy những lợi thế có sẵn nhằm thúc đẩy hiệu suất của những mô hình kinh doanh và công nghệ mới.

Đại dịch lan rộng và gây ra một cú sốc đột ngột, mạnh mẽ trên toàn bộ nền kinh tế.

Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến việc phân bổ nguồn lực. Ảnh: Otto Dettmer

Trong khi hàng triệu người lao động bị thất nghiệp và máy móc không được hoạt động, thì nhu cầu về một vài kỹ năng và sản phẩm tăng vọt.

Rõ ràng, phần lớn tình trạng này thật ra chỉ là thử thách tạm thời. Việc sản xuất những chiếc máy thở nhân tạo đã tăng mạnh trong nửa đầu năm 2020, nhưng suy cho cùng rồi nó sẽ giảm xuống, thậm chí giảm đến mức thấp hơn trước đại dịch, bởi lẽ các bệnh viện nhận ra họ có quá nhiều máy thở so với số họ cần vào những thời điểm bình thường.

Còn nhiều thay đổi khác có khả năng vẫn tiếp tục tồn tại. Trong tháng 3 và tháng 4, Amazon đã thuê 175.000 người lao động để giải quyết lượng mua hàng trực tuyến gia tăng đột biến.

Nhiều người trong số những người lao động này sẽ ở lại, cùng lúc đó nhiều nhân viên bị sa thải liên quan đến đại dịch sẽ mất việc làm vĩnh viễn.

Trong một bài báo được xuất bản vào tháng 5, Jose Maria Barrero của Viện nghiên cứu Tecnológico Autónomo de México, Nicholas Bloom của Đại học Stanford và Steven Davis của Đại học Chicago đã phân tích một khảo sát hàng tháng về tính bất định của doanh nghiệp, để đánh giá sự kỳ vọng của các công ty đối với việc bán hàng, tuyển dụng và đầu tư trong hơn một năm tới.

Các nhà báo đã nhận ra sự gia tăng mạnh mẽ trong việc phân bổ lại công việc dự kiến từ tháng 1 đến tháng 4, và kết luận rằng 42% số người bị sa thải liên quan đến đại dịch có khả năng mất việc vĩnh viễn.

Tương tự, phân tích mới đây về sàn giao dịch việc làm trực tuyến được đưa ra bởi Adam Ozimek, nhà kinh tế trưởng tại Upwork, chỉ ra rằng đại dịch Covid-19 gây ra sự thay đổi công việc sang hình thức làm việc từ xa và hình thức này sẽ còn để lại một dấu ấn lâu dài.

Trong số những nhà quản lý về tuyển dụng được khảo sát bởi Upwork, 62% trong số họ nói rằng đội ngũ nhân viên của họ sẽ làm việc từ xa nhiều hơn trước đại dịch.

Bản thân thị trường sẽ tự quyết định việc giữ hay xóa sổ công ty nào, việc làm nào

Trong một bài báo gần đây, Marco Pagano thuộc Đại học Naples Federico II, cũng như Christian Wagner và Josef Zechner của Đại học Kinh tế học và Kinh doanh Vienna đã so sánh cổ phiếu sinh lời của các doanh nghiệp có “sự phục hồi trong đại dịch” (ví dụ, các nhà sản xuất các sản phẩm liên quan đến máy tính và các công ty giao bánh pizza), với một số công ty nằm trong nhóm bị ảnh hưởng cao (ví dụ, công ty khai thác mỏ).

Những động thái khác nhau về giá cổ phiếu đã cung cấp tiêu chuẩn đánh giá tâm lý thị trường về triển vọng của các công ty.

Bởi vì khi giá cổ phiếu cao hơn sẽ khiến các công ty dễ dàng huy động vốn hơn cho việc mở rộng, chúng cũng đại diện cho một cơ chế mà nguồn vốn đổ từ các công ty đang gặp nguy hiểm đến những công ty đang phát triển mạnh.

Các nhà báo mở rộng phân tích của mình về quá khứ và đã đi đến kết luận khá ấn tượng rằng sự vượt trội của những công ty ít bị ảnh hưởng chỉ diễn ra trước đại dịch.

Họ nhận thấy rằng các khoản lợi nhuận bắt đầu chuyển hướng ổn định vào năm 2014, trước khi mở rộng nhiều hơn nữa trong giai đoạn nửa cuối năm 2019, và sau đó bùng nổ vào đầu năm nay.

Điều này không đồng nghĩa các thị trường đã lường trước được đại dịch. Một phần, lợi nhuận đó là nhờ vào sự bùng nổ giá cổ phiếu trong lĩnh vực công nghệ.

Tuy nhiên, lợi nhuận này giúp làm sáng tỏ lý do tại sao phần lớn việc tái phân bổ đang tiến hành hiện nay lại rất có khả năng liên kết – bởi vì nó đại diện cho sự tiếp nối những xu hướng được các thị trường vốn bảo lãnh từ lâu.

Thị trường sẽ tự quyết định giữ lại hay xóa bỏ công ty nào, việc làm nào. Ảnh: teamgantt

Các nhà đầu tư dường như dần trở nên ý thức hơn về nguy cơ của những thảm họa.

Giá của các hợp đồng quyền chọn cũng nói lên rằng trong hai năm tới đây, các nhà đầu tư sẽ yêu cầu lợi nhuận kỳ vọng cao hơn rất nhiều để chấp nhận việc đặt mình vào tình thế nguy hiểm khi đầu tư vào những công ty yếu kém hơn so với các công ty có khả năng phục hồi từ thảm họa.

Số tiền cần chi trả (cho hợp đồng mua bán quyền chọn) đã tăng lên trước Covid-19 nhưng nó vốn đã tăng vọt trước đó, có vẻ cú sốc của đại dịch đã làm số tiền này có chiều hướng ngày một gia tăng.

Theo một cách tương tự, việc phân bổ lại các nguồn lực hiện đang diễn ra trong mảng bán lẻ, y tế và giáo dục trên thực tế có thể đại diện cho sự gia tăng của các xu hướng vốn đã được hình thành trước khi dịch bùng phát.

Thực tế Covid-19 là nhân tố làm thay đổi cấu trúc nền kinh tế, điều này làm phức tạp thêm quyết định vốn đã khó khăn là liệu có nên giữ lại những công ty và những công việc đang gặp khó khăn hay không.

So với phần thế giới giàu có còn lại, Mỹ dường như đã hành động không nhiều để đóng băng nền kinh tế của mình tại chỗ.

Số lượng hồ sơ phá sản của doanh nghiệp trong tháng 3 và tháng 4 của Mỹ là 22%, cao hơn so với cùng kỳ năm 2019; trái lại, những hồ sơ phá sản ở Đức lại không cao hơn.

Không giống các nước giàu có khác, Mỹ đưa ra ưu tiên tạm thời tăng mạnh tiền trợ cấp thất nghiệp (cho đến cuối tháng 7) hơn là sử dụng vào việc hỗ trợ chính phủ để giúp ngăn chặn mất việc làm ngay từ đầu.

Tình trạng thất nghiệp do đó mà đã tăng lên nhiều hơn số lượng thất nghiệp ở Châu Âu.

Messrs Barrero, Bloom và Davis đã cảnh báo rằng sự trợ cấp hào phóng có thể mang lại tác dụng ngược, bởi vì nó có thể ngăn cản những người lao động tìm kiếm những công việc mới trong những lĩnh vực đang phát triển.

Nhưng chi tiền để kích thích kinh tế quá sớm và nền kinh tế có khả năng vẫn sa lầy trong suy thoái, làm chậm lại sự phát triển của nền công nghiệp mới nổi.

Mặc dù vậy, hãy cho phép đại dịch xóa sổ một vài công việc và công ty và tốt hơn hết là hãy để những công ty và những công việc có tác động và hiệu quả cao hơn phát triển vị thế của họ.

Có lẽ một ngày nào đó, đây sẽ được xem là một quyết định cực kỳ bất ngờ.

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/anh-huong-cua-dai-dich-covid-19-den-viec-phan-bo-nguon-luc-post87207.html