Ảnh lịch sử về khu phố Bác Hồ từng sống ở Sài Gòn xưa

Đường Châu Văn Liêm ở Sài Gòn xưa từng mang tên là đường Bến Testard và đường Tổng Đốc Phương. Bác Hồ từng sống ở nơi đây từ tháng 9/1910 đến tháng 6/1911 trước khi rời bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước.

Dinh thự của Tổng Đốc Phương (Đỗ Hữu Phương, 1841-1914) trên đường Bến Testard (Quai Testard) thời thuộc địa, là nơi Bác Hồ từng sống ở Sài Gòn. Năm 1915, con đường này được đổi tên thành đường Tổng Đốc Phương.

Dinh thự của Tổng Đốc Phương (Đỗ Hữu Phương, 1841-1914) trên đường Bến Testard (Quai Testard) thời thuộc địa, là nơi Bác Hồ từng sống ở Sài Gòn. Năm 1915, con đường này được đổi tên thành đường Tổng Đốc Phương.

Chợ cóc trên đường Tổng Đốc Phương năm 1925. Trên con đường này, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành lưu trú tại cơ sở của phân cuộc Liên Thành thương quán (số nhà 1-2-3, đầu đường, phía Bưu điện Chợ Lớn ngày nay) từ tháng 9/1910 đến tháng 6/1911.

Một hình ảnh khác về khu chợ trên đường Tổng Đốc Phương, gần ngã tư Tổng Đốc Phương - de de Marins (Châu Văn Liêm - Nguyễn Trãi), thập niên 1920.

Vòng xoay giao lộ Khổng Tử - Tổng Đốc Phương (Ngã Năm Chợ Lớn, nay là vòng xoay Hải Thượng Lãn Ông - Châu Văn Liêm, nơi có tượng Phan Đình Phùng phía trước Bưu Điện Quận 5), ảnh chụp năm 1950. Ảnh: Carl Mydans / Life.

Đường Tổng Đốc Phương năm 1959. Trong thời gian sinh sống ở khu vực này, Nguyễn Tất Thành vừa dạy học vừa đi làm ở trường thợ máy, vừa đi bán báo ở thương cảng để kiếm sống và tìm hiểu đời sống người lao động cũng như các tàu ra vào cảng Sài Gòn.

Ngã tư Đồng Khánh - Tổng Đốc Phương (Nguyễn Trãi - Châu Văn Liêm) thập niên 1960. Ngày 4/6/1911, Nguyễn Tất Thành lấy tên là Văn Ba rời phân cuộc Liên Thành thương quán xuống tàu của Pháp mang tên Amiral Latouche Treville, bắt đầu hành trình tìm kiếm tự do cho dân tộc.

Các cửa hàng trên đường Tổng Đốc Phương năm 1968. Ảnh: Del Bumann Collection.

Khách sạn Canberra Hotel trên đường Tổng Đốc Phương, nơi tạm trú dành cho quân nhân Australia, 1968, ngày nay là khách sạn Trường Thành.

Đầu đường Châu Văn Liêm ngày nay. Ở giữa là nhà số 3, nơi Nguyễn Tất Thành - Chủ tịch Hồ Chí Minh tá túc trước khi ra đi tìm đường cứu nước, được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia.

Mời quý độc giả xem video: Vẻ đẹp kiến trúc TP HCM.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/anh-lich-su-ve-khu-pho-bac-ho-tung-song-o-sai-gon-xua-1385255.html