Áp lực sát vách, Nhật đối phó tên lửa mới của Triều Tiên sao?

Sau động thái công khai loại tên lửa đạn đạo liên lục địa mới của Triều Tiên, Nhật Bản đang vô cùng lo lắng và tìm cách đối phó với vấn đề này.

Ngày 10/10 vừa qua, Bình Nhưỡng đã lần đầu công khai loại tên lửa đạn đạo liên lục địa mới của mình trong khuôn khổ cuộc duyệt binh kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng Lao động Triều Tiên, chưa rõ tầm bắn của loại vũ khí này như thế nào nhưng theo đánh giá thì ít nhất là nó đủ sức để bao trùm toàn bộ lãnh thổ của Nhật Bản. Ảnh: Tên lửa mới của Triều Tiên tại duyệt binh.

Ngày 10/10 vừa qua, Bình Nhưỡng đã lần đầu công khai loại tên lửa đạn đạo liên lục địa mới của mình trong khuôn khổ cuộc duyệt binh kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng Lao động Triều Tiên, chưa rõ tầm bắn của loại vũ khí này như thế nào nhưng theo đánh giá thì ít nhất là nó đủ sức để bao trùm toàn bộ lãnh thổ của Nhật Bản. Ảnh: Tên lửa mới của Triều Tiên tại duyệt binh.

Hiện nay, trong các biện pháp phòng thủ tên lửa đạn đạo liên lục địa của đối phương, Nhật Bản dựa vào 4 loại vũ khí là hệ thống phòng không PAC-3, THAAD, các tàu khu trục Aegis và hệ thống Aegis Ashore đặt trên mặt đất tạo thế phòng thủ liên hoàn kết hợp chặt chẽ với nhau. Ảnh: Sơ đồ các biện pháp phòng thủ tên lửa của Nhật Bản.

Tuy nhiên hiện nay, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang tính đến phương án thay thế các hệ thống Aegis Ashore của mình đặt trên mặt đất. Đây là hệ thống được đặt cố định, dùng radar phát hiện tầm xa xác định mục tiêu và kích hoạt tên lửa đánh chặn, giống như hệ thống tác chiến Aegis trên tàu khu trục nhưng được đặt trên mặt đất. Ảnh: Hệ thống Aegis Ashore của Nhật Bản.

Nhật Bản có ý định triển khai số lượng các hệ thống này để ngăn chặn các tên lửa đạn đạo của Triều Tiên tuy nhiên hiện nay kế hoạch này đã bị hủy bỏ. Nguyên nhân chính của sự việc là do lo ngại việc các hệ thống được triển khai gần các khu dân cư có thể gây nguy hiểm cho dân thường khi nó được vận hành. Ảnh: Hệ thống Aegis Ashore khai hỏa tên lửa đánh chặn mục tiêu.

Tuy nhiên cũng có nhận định cho rằng sở dĩ Nhật Bản không triển khai các hệ thống Aegis trên mặt đất này là do lo ngại các động thái của Trung Quốc, sẽ có phản ứng thậm chí là gay gắt nếu các tổ hợp này được lắp đặt ở Nhật Bản - một quốc gia với tư cách là đồng minh hàng đầu của Mỹ trong khu vực. Ảnh: Tàu khu trục Asahi của Nhật Bản.

Các phương án được đặt ra đó là tăng cường các hệ thống Aegis lên tàu thủy hoặc đặt các hệ thống Aegis cố định ra giữa biển khơi tương tự như triển khai các giàn khoan dầu khí. Phương án dàn khoan dầu khí có vẻ như rất không khả thi vì hệ thống sẽ phải đứng cố định và chịu rất nhiều tác động tiêu cực của thời tiết, cùng với đó là dễ dàng bị tổn thương bởi các loại hỏa lực của đối phương. Ảnh: Biên đội tàu Aegis của Lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản.

Về việc triển khai Aegis lên tàu biển, người ta sẽ không chỉ lắp đặt trên các tàu khu trục mà còn cả các loại tàu khác của Lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản hay thậm chí là các loại tàu dân sự, tàu hàng hóa, tàu vận tải,… để nâng cao khả năng triển khai cũng như mật độ bảo vệ của các hệ thống. Ảnh: Tàu khu trục Aegis lớp Atago (DDG-178) và tàu khu trục Aegis lớp Kongo (DDG-176) đậu cạnh nhau.

Việc triển khai Aegis lên các tàu là một điểm cực kỳ hiệu quả bởi nó có sức cơ động cao, linh hoạt, vận tốc trên dưới 30 hải lý/giờ, có thể nhanh chóng triển khai đến nhiều địa điểm khác nhau của đất nước để làm nhiệm vụ. Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng cho biết rằng hệ thống radar trên tàu chiến cũng đáp ứng tốt hơn trong điều kiện thời tiết trên biển thay đổi phức tạp. Ảnh: Tàu khu trục lớp Maya được trang bị hệ thống Aegis.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản quyết định sẽ thu hẹp các lựa chọn của mình vào cuối năm nay, sau khi đưa ra những phân tích kỹ càng về mặt kỹ thuật cũng như tham khảo ý kiến của các đảng phái trong liên minh cầm quyền để đưa ra quyết định cuối cùng. Ảnh: Tàu khu trục DDG-179 lớp Maya của Lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản.

Việc Triều Tiên liên tục thử nghiệm tên lửa và gần đây công khai loại tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ mới thực sự làm các quốc gia đối địch xung quanh phải cực kỳ quan tâm và tìm mọi cách để đối phó, trong đó có Nhật Bản. Việc Nhật Bản đang phải đau đầu suy nghĩ tìm biện pháp để phòng thủ đất nước trước áp lực vô cùng nặng nề của Triều Tiên cũng chính là một minh chứng rõ rằng trong sự phát triển vượt bậc của nền quốc phòng Triều Tiên, đã tạo được cho mình một sự răn đe rõ rệt. Ảnh: Biên đội tàu của Lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản.

Video Duyệt binh Triều Tiên 2020 - Nguồn: KCNA

Hùng Dũng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/ap-luc-sat-vach-nhat-doi-pho-ten-lua-moi-cua-trieu-tien-sao-1448678.html