APEC quan ngại về sự được- mất, thắng- thua trong cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung

Nhân dịp Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và các quan chức APEC được tổ chức tại Port Moresby, Papua New Guinea, ngày 17/10, trong bản tuyên bố chung được đưa ra với những quan ngại về căng thẳng thương mại và xung đột địa chính trị là một trong những rủi ro mà nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt. Các thành viên APEC đã chú ý đến các rủi ro thương mại toàn cầu phát sinh từ những căng thẳng sâu sắc Mỹ- Trung Quốc và những tác động đến khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Ảnh minh họa

Bộ trưởng Tài chính Hồng Kong Paul Chan cho biết, “trong các tuyên bố chung, các Bộ trưởng đều im lặng về điều đó” nhưng những gì các nước thành viên APEC mong muốn trong bối cảnh leo thang căng thẳng thương mại là để các nước liên quan giải quyết các vấn đề thông qua đàm phán và thảo luận trong hệ thống đa phương. Tại hội nghị APEC lần này, đại diện phía Mỹ- Trợ lý Bộ trưởng Thị trường quốc tế và chính sách đầu tư Health Tarbert, khẳng định “ủng hộ thương mại tự do, công bằng và có đi có lại”. Tuy nhiên, Mỹ rất quan ngại về việc một số quốc gia điều chỉnh khỏi các chính sách định hướng thị trường, điều này cũng sẽ gây hại cho các nền kinh tế khác.

Trong khi các thành viên APEC đều cảm thấy khác biệt về những rủi ro từ cuộc chiến thương mại thì Chủ tịch APEC cho rằng các nước sẽ không thoát khỏi ảnh hưởng của cuộc chiến Mỹ- Trung ngay cả đối với những nước có lợi ích từ nó trong ngắn hạn. Giám đốc điều hành Ban Thư ký APEC Alan Bollard cho biết “các mô hình cho thấy một số lượng nhất định chuyển hướng thương mại ra khỏi Trung Quốc để sang Đông Bắc Á hoặc Đông Nam Á”.

Vì vậy, họ nhận được tích cực trong ngắn hạn, nhưng trong trung hạn, có tác động đáng kể từ sự không chắc chắn và từ méo mó thương mại. Các quan chức tài chính từ 21 nền kinh tế APEC đã thảo luận triển vọng của khu vực trong bối cảnh thị trường tài chính biến động và cuộc chiến thương mại giữa các nước lớn nhất thế giới. Hội nghị thường niên trước đó của các nhà lãnh đạo tài chính tại Bali, Indonesia đã nhấn mạnh rằng thông điệp căng thẳng thương mại đang làm tăng ảnh hưởng tăng trưởng toàn cầu và cần phải được giải quyết.

Có một số dấu hiệu lạc quan mà APEC hy vọng rằng sẽ không có sự leo thang trong cuộc chiến thương mại, và rằng tác động sẽ nhỏ vì nhu cầu trong nước vẫn thúc đẩy mạnh mẽ. Dữ liệu thương mại trong quý IV năm 2018 sẽ đưa ra nhiều manh mối hơn về việc liệu các luồng thương mại có còn khả năng phục hồi hay không. Người mua hàng có thể xây dựng các kho hàng trước khi bị đánh thuế hoặc có thể lo ngại về sự sẵn có của một số sản phẩm nhất định. /.

Việt Dũng

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/apec-quan-ngai-ve-su-duoc-mat-thang-thua-trong-cuoc-chien-thuong-mai-my-trung-110415.html