ASEAN, khối kinh tế lớn thứ 6 toàn cầu sẽ đối mặt với thách thức gì?

'10 năm tới ASEAN sẽ gặp nhiều thách thức như tác động của các cú sốc bên ngoài cũng như nội khối ASEAN vì 75% tỷ trọng thương mại của khối phụ thuộc vào các nước bên ngoài', ông David Wijeratne, Lãnh đạo Trung tâm Thị trường Mới nổi của PwC toàn cầu cho biết tại cuộc họp báo 'ASEAN Từ một góc nhìn'.

Ông David Wijeratne, Lãnh đạo Trung tâm Thị trường Mới nổi của PwC toàn cầu

Tại cuộc họp báo nội dung "ASEAN từ một góc nhìn", trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN diễn ra chiều 12/9, ông David Wijeratne, Lãnh đạo Trung tâm Thị trường Mới nổi của PwC toàn cầu cho biết, cách đây mười mấy năm, ASEAN còn là khu vực được biết đến với tỷ lệ nghèo đói cao, xung đột và mâu thuẫn nhưng khối ASEAN đã trở thành khối kinh tế thứ 6 toàn cầu.

Và khi ASEAN tăng trưởng vấn đề trọng tâm là con người và lực lượng lao động, khi so sánh với các thị trường mới nổi khác. Theo thống kê, dự trữ ngoại hối ASEAN đứng thứ 4 trên thế giới theo ý thu hút đầu tư nước ngoài.

Theo ông David Wijeratne, 5-10 năm tới ASEAN sẽ gặp nhiều thách thức như tác động của các cú sốc bên ngoài cũng như nội khối ASEAN vì 75% tỷ trọng thương mại của khối phụ thuộc vào các nước bên ngoài. Dẫn chứng về cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, ông David Wijeratne nói:”Rõ ràng ASEAN nhạy cảm với các cú sốc bên ngoài”.

Lãnh đạo Trung tâm thị trường mới nổi của PwC toàn cầu cũng cho biết, bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ có một số tác động chẳng hạn vấn đề thất nghiệp, sản xuất cũng như cung cấp dịch vụ có đáp ứng nhu cầu đặt ra.

Theo ông David Wijeratne vấn đề năng suất lao động thách thức số 1, đòi hỏi phải có cải cách thể chế, cơ sở hạ tầng.

Đặt ra giả thiết nếu tiếp tục với đà tăng trưởng như vậy, ông David Wijeratne đặt câu hỏi đâu là giải pháp? “Chúng tôi đưa ra khuyến nghị Ban thư ký ASEAN cần tập trung vào khó khăn, thách thức đặt trong bối cảnh thương mại bên ngoài và nội khối, xem xét các rào cản thương mại. Trước đây chúng ta đã nghe đến Mỹ và EU trao đổi về rào cản thương mại, điều này có ý nghĩa đối với ASEAN”, ông David Wijeratne nói.

Theo ông David Wijeratne, mỗi quốc gia trong ASEAN cần nhìn nhận sự chuyển dịch dân số, dân số đã có sự già hóa, có sự giảm đi của lực lượng lao động, khó khăn nguồn tài chính chi trả quỹ lương hưu, tới đây nền kinh tế ASEAN sẽ phải làm nhiều hơn trong phát triển kinh tế khi có lực lượng lao động ít hơn.

Một số quốc gia trở thành quốc gia thu nhập trung bình như Malaysia, Thái Lan, các quốc gia này đã có đòn bẩy, bây giờ họ đã hướng tới sản xuất hàng hóa cung cấp dịch vụ mang lại giá trị gia tăng cao hơn. Chính chuỗi giá trị tạo môi trường, người lao động có năng lực để có mức lương cao hơn.

Đối với Việt Nam, theo ông David Wijeratne, Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình ở mức độ thấp rồi, cần đảm bảo làm sao để lao động nữ tham gia nhiều hơn và để lao động già hơn tiếp tục đứng trong hàng ngũ lao động.

Trường hợp quốc gia có thu nhập trung bình, dân số trẻ như Indonesia cần tạo công ăn việc làm có chất lượng, đòi hỏi phải có sự hợp tác, quan hệ đối tác khu vực công tư, lao động trẻ cần được trang bị kỹ năng để có thể trở thành doanh nhân, có doanh nghiệp.

Myanmar, Campuchia, Lào đang ở cơ cấu dân số trẻ, các quốc gia này có chặng đường dài hơn để đi, họ cũng cố gắng thu hút đầu tư nước ngoài và điều này Trung Quốc hay Singapore đã làm.

Cần tạo ra các mô hình số, sức mạnh kỷ nguyên số tiếp cận khách hàng thông qua mô hình ngân hàng điện tử, thương mại điện tử, qua điện thoại thông minh kết nối với cơ sở nền tảng của khách hàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và người dùng doanh nghiệp làm thế nào để thay đổi và chuyển mình, ví dụ thông qua sử dụng siêu dữ liệu, blockchain...

Tiếp theo, trong khối ASEAN cần thấy được tầm quan trọng của hợp tác và đối tác, các doanh nghiệp thấy được sự hội tụ của họ.

BẢO VY

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/kinh-doanh-quoc-te/asean-khoi-kinh-te-thu-6-toan-cau-se-doi-mat-voi-thach-thuc-gi-3469016.html