ATTP chợ truyền thống: Siết chặt công tác kiểm tra

Mặc dù đã được chính quyền các cấp thường xuyên kiểm tra và đôn đốc các đơn vị chức năng kiểm tra, giám sát. Tuy nhiên vẫn có những vụ việc thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ vẫn được tiêu thụ tại đây.

Nếu không quản lý chặt chẽ công tác bảo đảm ATTP chỉ mới đạt yêu cầu một nửa.

Thịt lợn bẩn “tìm đường” vào chợ

Ngày 20.3, Đội quản lý thị trường số 2 phối hợp cùng Trạm thú y và Công an thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương bất ngờ vào chợ Đông Đô (phường An Phú, thị xã Thuận An) tiến hành kiểm tra thực phẩm.

Tại đây, đoàn kiểm tra đã phát hiện thịt lợn của 7 hộ kinh doanh đã đổi màu tím tái, rỉ nước, bốc mùi hôi. Qua làm việc, các hộ kinh doanh không xuất trình được giấy tờ chứng minh xuất xứ số thịt lợn bày bán.

Tiêu hủy thịt lợn bốc mùi hôi thối tại chợ

Trước đó, ngày 12.3 vừa qua, Đội kiểm tra liên ngành tỉnh Bình Dương đã phát hiện 10 trường hợp sử dụng xe máy vận chuyển 347kg thịt lợn.

Làm việc với cơ quan chức năng, những người vận chuyển thịt lợn không cung cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, số thịt lợn này cũng không có dấu kiểm soát giết mổ.

Qua làm việc tại chỗ, những tiểu thương cho biết, họ mua thịt không rõ nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai sau đó dùng xe máy vận chuyển về các chợ đông công nhân trên địa bàn tỉnh Bình Dương để bán kiếm lời.

Việc kinh doanh thịt lợn bẩn khong rõ nguồn gốc xuất xứ, thịt lợn mặc bệnh vẫn được các tiểu thương lén lút đưa vào các chợ truyền thống để tiêu thụ.

Đặc biệt hầu hết số thịt lợn không rõ nguồn gốc xuất xử này chủ yếu được tiêu thụ ở những nơi có nhiều công nhân làm việc tại các khu công nghiệp sinh sống.

Chị Nguyễn Thị Lan, quê ở Thanh Hóa đang làm việc tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long cho biết, chúng tôi là những công nhân đi làm tại các khu công nghiệp, lương tháng ít ỏi lên cũng không quan tâm lắm đến việc thịt lợn bày bán ở khu vực công nhân ở này như thế nào.

Đi làm về thì tranh thủ ra ngoài chợ mua ít thịt về làm thức ăn cho một ngày làm việc, cũng chả biết mình mua được thịt sạch hay không, chị lam cho biết thêm.

Siết chặt công tác kiểm tra thực phẩm tại chợ truyền thống

Theo một lãnh đạo xã Kim Chung, huyện Đông Anh (Hà Nội) cho biết, trên địa bàn của xã có khu công nghiệp Bắc Thăng Long, vì vậy lượng công nhân từ các tỉnh đỏ về đây rất đông.

Thịt gia cầm được bày bán có đảm bảo an toàn thực phẩm?

Việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của số công nhân này đều chủ yếu mua sắm từ chợ truyền thống có trên địa bàn của xã. Để bảo đảm an toàn sức khỏe cho người dân nói chung và công nhân đang sinh sống tại đây, chính quyền xã và huyện Đông Anh thường xuyên tổ chức các cuộc kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm, đặc biệt là thịt lợn.

Đã có rất nhiều vụ tiểu thương tiêu thụ thịt lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ rõ ràng bị chính quyền xử lý, vị lãnh đạo xã này cho biết.

Trao đổi với chúng tôi bà Đinh Thu Hương, Phó Chủ tịch UBND quận Long Biên cho biết, trên địa bàn quận có rất nhiều chợ truyền thống, ngoài ra còn những chợ tự phát ở những khu tập thể, hay những chợ trong các khu dân cư mà trước đây hay gọi là chợ của làng.

Việc quản lý nguồn gốc thực phẩm nói chung và thịt gia súc gia cầm nói riêng luôn được chính quyền quận quan tâm và chỉ đạo sát sao, để bảo đảm an toàn sức khỏe cho mọi người dân sinh sống trên địa bàn quận.

Cần phải siết chặt công tác kiểm tra

Hàng tuần quận đều có giao ban đánh giá công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn, công tác kiểm tra được tổ chức thường xuyên, nhất là vào những tháng cao điểm có dịch bệnh, các lực lượng chức năng của quận phối hợp với chính quyền phường kiểm tra các cơ sở kinh doanh, giết mổ gia súc gia cầm để bảo đảm nguồn gốc có xuấ xứ rõ ràng.

Bên cạnh đó, công tác kiểm tra thịt cung cấp cho các nhà trường trên địa bàn được quan tâm và chú trọng nhiều hơn, bởi đây là đối tượng rất cần sự quan tâm chăm sóc của toàn xã hội.

Chúng tôi kiên quyết xử lý những vụ vận chuyển, tiêu thụ thịt lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn, đặc biệt là không để số thịt lợn bẩn này vào cung cấp cho bữa ăn của học sinh, bà Hương cho biết thêm.

Siết chặt quản lý thịt lợn nói chung và các sản phẩm thịt từ gia cầm khác là một việc làm hết sức cần thiết và quan trọng của chính quyền các cấp, điều này đảm bảo cho sức khỏe của mọi người dân được bảo đảm một cách an toàn và tốt nhất, đặc biệt đối với các chợ truyền thống.

Ngọc Thủy (tổng hợp)

Nguồn KTNT: https://kinhtenongthon.vn/attp-cho-truyen-thong-siet-chat-cong-tac-kiem-tra-post29205.html