Ba sai lầm lớn nhất của Quân đội Mỹ tại Afghanistan

Cuộc phiêu lưu của Mỹ ở Afghanistan vẫn chưa có hồi kết và cuộc chiến được coi là 'Chiến tranh Việt Nam' của thế kỷ 21 này đã khiến Mỹ bất lực đến cùng cực.

Quá mệt mỏi với việc trải qua nhiều đời tổng thống, một loạt các chính sách được đưa ra nhưng Mỹ vẫn không thể dứt điểm được cuộc chiến tranh Afghanistan, báo chí nước này đã lên tiếng và chỉ ra ba sai lầm lớn nhất mà Mỹ mắc phải khi tham chiến ở chiến trường này. Nguồn ảnh: BI.

Quá mệt mỏi với việc trải qua nhiều đời tổng thống, một loạt các chính sách được đưa ra nhưng Mỹ vẫn không thể dứt điểm được cuộc chiến tranh Afghanistan, báo chí nước này đã lên tiếng và chỉ ra ba sai lầm lớn nhất mà Mỹ mắc phải khi tham chiến ở chiến trường này. Nguồn ảnh: BI.

Sai lầm đầu tiên của Mỹ đó là đổ quá nhiều quân vào Afghanistan, tờ Business Insider của Mỹ khẳng định sai lầm này của Mỹ giống hệt với Liên Xô trước đây từng mắc phải khi tư duy rằng càng đông quân, sức mạnh quân sự càng cao thì càng dễ dàng giải quyết được cuộc chiến. Nguồn ảnh: BI.

Thực tế thì với lối đánh du kích của phiến quân Taliban và tổ chức khủng bố al‑Qaeda ở Afghanistan, Mỹ càng rải đông quân, tỷ lệ bị phục kích trúng càng... cao lên. Chưa kể tới việc, đông quân binh chủng sẽ khiến liên lạc khó khăn trên chiến trường, các chiến dịch quân sự "bí mật" được các quân binh chủng khác nhau độc lập tiến hành có thể lại trùng nhau cả về thời gian và địa điểm thi hành khiến binh lính rất khó xoay sở. Nguồn ảnh: BI.

Đông quân đồng nghĩa với việc tỷ lệ thiệt mạng của binh lính trên chiến trường Afghanistan cũng sẽ tăng lên, kèm theo đó là lượng chiến phí khổng lồ và một số lượng không nhỏ binh lính Mỹ bị tàn tật vĩnh viễn sẽ phải được chăm sóc đến hết đời. Nguồn ảnh: BI.

Sai lầm thứ hai và cũng là sai lầm lớn nhất mà Mỹ từng mắc phải khi tham chiến ở Afghanistan nói riêng và toàn Trung Đông nói chung đó là đã dẹp được khủng bố rồi nhưng sau đó lại để lực lượng này hồi sinh lại - nghĩa là nhổ cỏ... nhưng để lại rễ. Nguồn ảnh: BI.

Với trường hợp của Afghanistan đó là lực lượng phiến quân Taliban. Trong thời gian từ năm 2009 cho tới năm 2014, lực lượng này đã gần như bị xóa sổ và biến mất trong mọi cuộc xung đột quy mô lớn xảy ra ở quốc gia này. Nguồn ảnh: BI.

Tuy nhiên từ năm 2014 cho đến nay - nghĩa là sau khi Mỹ dần dần rút bớt sự hiện diện của binh lính nước này tại Afghanistan, Taliban lại nổi lên như một thế lực và gửi tới chính quyền Mỹ những lời thách thức cực kỳ đanh thép. Nguồn ảnh: BI.

Việc để cho khủng bố Taliban xuất hiện lại và hoành hành ở Afghanistan đã cho thấy, mọi nỗ lực trong việc bình định được mảnh đất này của người Mỹ đều đã đổ ra sông ra bể. Nguồn ảnh: BI.

Cuối cùng, sai lầm khó xử lý nhất của Mỹ đó là muốn giải quyết mọi vấn đề của Afghanista theo cách của người Mỹ - thay vì tôn trọng ý kiến của chính quyến ở tại do chính mình dựng lên. Nguồn ảnh: BI.

Đây cũng là sai lầm mà Mỹ từng mắc phải từ thời Chiến tranh Việt Nam tuy nhiên dường như Mỹ chưa bao giờ chịu rút kinh nghiệm. Việc áp đặt cách cai trị của người Mỹ lên một quốc gia khác đã từng thành công rất tốt đẹp ở Nhật Bản và Hàn Quốc, tuy nhiên không phải cứ từng thành công thì đó sẽ là một chiến lược đúng đắn. Nguồn ảnh: BI.

Với Afghanistan, chỉ riêng việc cho cho phép người dân trồng cây thuốc phiện hay không cũng đã tốn của Mỹ một đống thời gian và tiền của. Ngoài ra, còn đủ các loại vấn đề khác đáng lẽ ra quân đội và chính quyền Afghanistan (do Mỹ dựng lên) có thể tự quyết được nhưng đều phải thông qua người Mỹ, khiến mọi chuyện hoặc trở nên quá muộn màng hoặc rối tung như một mớ bòng bong với đủ các khuyến cáo của... chuyên gia quân sự. Nguồn ảnh: BI.

Mời độc giả xem Video: Quân đội Mỹ dội bão lửa ở Afghanistan.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/ba-sai-lam-lon-nhat-cua-quan-doi-my-tai-afghanistan-1242856.html