Ba yếu tố bền vững thúc đẩy quản lý chuỗi cung ứng

Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management - SCM) là một trong những lĩnh vực quan trọng, góp phần thực hiện hóa cam kết giảm mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Dưới đây là ba yếu tố chính sẽ giúp các công ty SCM dẫn đầu thị trường đang phát triển.

Ông Phạm Duy Khiêm, Giám đốc quản lý chuỗi cung ứng toàn quốc tại DKSH Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo Phát triển bền vững 2023

Vận chuyển bền vững

Logistics, bao gồm các dịch vụ vận tải, giữ vai trò then chốt trong DKSH. Sứ mệnh của chúng tôi là cung cấp các dịch vụ giao hàng ổn định, đảm bảo khả năng tiếp cận đáng tin cậy tới hàng ngàn sản phẩm chất lượng cao trên mạng lưới rộng khắp 37 thị trường, bao gồm cả Việt Nam.

Giao thông vận tải góp phần đáng kể vào tình trạng ô nhiễm môi trường, gây ra 70% tổng lượng khí thải và bụi ở Việt Nam, bởi thế quy trình giao hàng của chúng tôi tuân thủ các tiêu chuẩn được hình thành thông qua quan hệ đối tác chiến lược với các nhà cung cấp dịch vụ vận tải địa phương. Chúng tôi ủng hộ việc áp dụng các phương tiện thân thiện với môi trường và nhiên liệu tái tạo trong các hoạt động vận tải của mình.

Hiện tại, chúng tôi hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ vận tải địa phương về các sáng kiến và nguồn lực được thiết kế để giám sát lượng khí thải carbon do sử dụng phương tiện. Hoạt động giao hàng của chúng tôi được tối ưu hóa thông qua việc kiểm tra kỹ các yếu tố như loại phương tiện, lịch trình và tuyến đường giao hàng, tất cả đều được điều chỉnh phù hợp với khối lượng và tần suất các điểm giao hàng.

Giảm khí thải carbon

Ở cấp độ toàn cầu, cam kết của chúng tôi về tính bền vững được minh chứng bằng việc trở thành thành viên Hiệp ước Toàn cầu của Liên hợp quốc kể từ năm 2022. Một trong những dịch vụ chính liên quan đến hậu cần, bao gồm kho bãi và phân phối, góp phần đáng kể vào việc phát thải khí nhà kính trong hoạt động. Hiểu được tác động của mình, chúng tôi chủ động thực hiện nhiều cách tiếp cận khác nhau bằng cách giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đầu tư vào điện tái tạo và công trình xanh, đồng thời bù đắp lượng khí thải bằng cách mua chứng chỉ bù đắp carbon tiêu chuẩn vàng.

Chúng tôi không ngừng tìm kiếm các sáng kiến để giảm thiểu lượng khí thải carbon. Chúng tôi đã đặt mục tiêu tạm thời cho toàn tập đoàn là giảm 35% lượng khí thải carbon từ các hoạt động trực tiếp vào năm 2025 so với mức cơ bản năm 2020. Công ty đã đạt được mục tiêu này sớm 4 năm, do đó chúng tôi công bố mục tiêu mới cho năm 2025 là giảm 65%.

Chúng tôi có 8 nhà kho, trung tâm phân phối và trạm trung chuyển trên khắp Việt Nam. Vì các kho ở chế độ hoạt động tối đa nên Việt Nam chiếm khoảng 13% lượng điện tiêu thụ toàn cầu của DKSH.

Chúng tôi đang nỗ lực hướng tới chiến lược phát thải carbon thấp, bao gồm việc mua Chứng chỉ năng lượng tái tạo quốc tế (I-REC) như một tuyên bố đáng tin cậy về năng lượng tái tạo. Kể từ năm 2021, chúng tôi đã bắt đầu mua I-REC, trong đó 100% lượng điện sử dụng được hỗ trợ bởi I-REC (12.802.054 kWh). Vào năm 2022, chúng tôi đã tăng cường mua I-REC (12.533.000 kWh), chiếm khoảng 98% lượng điện tái tạo sử dụng trong hoạt động của mình.

Chúng tôi đang có kế hoạch thay thế bóng đèn halogen bằng bóng đèn LED để tối ưu hóa mức tiêu thụ tiện ích và thân thiện với môi trường hơn. DKSH Việt Nam đã bắt đầu hành động này tại Bình Dương và Hà Nội với hai trung tâm phân phối sử dụng hoàn toàn bóng đèn LED và có kế hoạch triển khai bóng đèn LED 100% tại tất cả các kho hàng, trung tâm phân phối và trạm trung chuyển vào cuối năm 2023.

Quản lý chất thải

Chúng tôi nhận thấy việc quản lý chất thải là một trong những nhiệm vụ quan trọng, nhấn mạnh sự đóng góp của công ty cho môi trường và cho hành tinh. Phần lớn chất thải của chúng tôi phát sinh từ vật liệu đóng gói được sử dụng trong hoạt động logistics, cùng với khí thải từ nhiên liệu đốt.

Chúng tôi liên tục thực hiện chiến lược "3R" - tái sử dụng, giảm thiểu và tái chế để tối ưu hóa tác động sinh thái của mình. Gần đây, nhóm quản lý chuỗi cung ứng của chúng tôi đã tái sử dụng một cách sáng tạo các thùng các-tông đã qua sử dụng (cắt nhỏ), thay thế các vật liệu truyền thống như màng bọc bong bóng và Styrofoam trong bao bì để giao hàng. Ngoài ra, chúng tôi đang tích cực loại bỏ dần loại bao bì gây hại cho môi trường để chuyển sang sử dụng túi tự phân hủy và hộp dây chuyền lạnh có thể tái sử dụng (được gọi là B-Box). Cách tiếp cận tiến bộ này không chỉ giảm thiểu chất thải không thể phân hủy sinh học, mà còn nâng cao hiệu quả chi phí hoạt động.

Tận dụng quá trình số hóa, chúng tôi đã triển khai các trung tâm phân phối không cần giấy tờ trong các hoạt động, quy trình giao hàng và hệ thống lập hóa đơn của mình, giúp giảm đáng kể mức tiêu thụ giấy thông qua các giải pháp kỹ thuật số. Với 8 địa điểm kho hàng trên khắp Việt Nam, khiến chúng tôi trở thành một trong những công ty lớn về quy mô hoạt động, từ đó có tham vọng thực hiện đầy đủ dự án này trên tất cả các địa điểm của mình vào năm 2026.

Trong nỗ lực hợp tác với Chính phủ, năm 2022, chúng tôi đã đóng góp đáng kể khoảng 1 tỷ đồng cho Quỹ bảo vệ môi trường để xử lý chất thải.

Là nhà cung cấp dịch vụ phát triển thị trường hàng đầu, các hoạt động của chuỗi cung ứng, đặc biệt là hoạt động vận tải, là những mắt xích quan trọng trong nỗ lực của chúng tôi nhằm cung cấp đa dạng sản phẩm cho hàng triệu người tiêu dùng Việt Nam.

Phạm Duy Khiêm (Giám đốc Quản lý chuỗi cung ứng toàn quốc tại DKSH Việt Nam)

Nguồn Đầu Tư: https://baodautu.vn/ba-yeu-to-ben-vung-thuc-day-quan-ly-chuoi-cung-ung-d203363.html