Bác sĩ trực tuyến trên Gia Đình Mới: 'Chăm sóc trẻ bị ho, sốt: Làm gì để tránh biến chứng'

h30 ngày 17/4, Gia Đình Mới bắt đầu chương trình bác sĩ trực tuyến dưới hình thức livestream với chủ đề 'Chăm sóc trẻ bị ho, sốt: Làm gì để tránh biến chứng' với sự tham gia PGS.TS BS. Nguyễn Tiến Dũng - khoa Nhi, BV Bạch Mai và PGS.TS BS. Phạm Thị Bích Đào – Chuyên khoa Tai Mũi Họng, ĐH Y Hà Nội.

Việc nhận dạng các dạng ho khác nhau, cũng như làm thế nào để chăm sóc trẻ bị ho, sốt đúng cách và kịp thời để tránh biến chứng sẽ được các vị khách mời của chương trình là những bác sĩ chuyên gia giàu kinh nghiệm hàng đầu trong lĩnh vực Nhi khoa và Tai Mũi Họng chia sẻ và giải đáp thắc mắc cho các độc giả.

Hậu trường chuẩn bị cho Bác sĩ trực tuyến trên Gia Đình Mới, với sự phối hợp của Công ty IGV

Mời bạn đọc bắt đầu đặt câu hỏi và thắc mắc về bệnh lý liên quan đến chủ đề trên cho các chuyên gia khách mời TẠI ĐÂY, đặt câu hỏi trên Fanpage Gia Đình Mới TẠI ĐÂY hoặc hotline 0868-186-999 và 18001155

Đơn vị tài trợ là nhãn hàng Bổ phế Nam Hà chỉ khái lộ KĐ sẽ có một số phần quà dành cho những người có câu hỏi sớm nhất và tương tác hay với chương trình, mỗi suất quà trị giá 500.000 đồng.

MC Thảo Vân: “Em có con gái mới 7 tháng tuổi. Những ngày gần đây thời tiết lúc nóng lúc lạnh nên sau khi thức dậy buổi sáng, cháu thường bị ho nhẹ. Xin hỏi bác sĩ nguyên nhân do đâu và cách chữa như thế nào. Trước đến nay cháu chưa bị trường hợp như thế này - (Thúy Hằng, 26 tuổi, Nữ, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên)
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng: Trường hợp con bác bị như vậy là tình trạng nhiều trẻ khác cũng bị.
Ho là phản xạ tốt của cơ thể để đẩy các chất đờm dãi ở cổ họng của trẻ ra ngoài. Ho cũng là do sáng hoặc tối trẻ gặp phải thời tiết lạnh, mùi khó chịu dẫn đến ho. Vì vậy, nếu sáng dậy trẻ ho một chút thì không có gì đáng ngại.
Ho phải thêm một số triệu chứng khác, như sốt, thở gấp, rút lõm lồng ngực… thì cần chú ý để đi thăm khám bác sĩ.

Bao giờ ho cũng cần thêm dấu hiệu khác như ho sốt, ho khó thở, thở bất thường mới cần. Còn chỉ có ho thì không cần quá lo lắng.

MC Thảo Vân: Facebook Chu Ngọc Vũ hỏi: Bác sĩ cho em hỏi, bé nhà em rất hay bị viêm họng. Bé không ho nhưng hay sốt, ít nhất 3 lần sốt cao, 1 lần nhập viện. Có đợt bé xuất viện, uống hết thuốc 1 tuần lại bị sốt lại vì bệnh. Em muốn nhờ bác sĩ tư vấn kỹ cách phòng tránh cho bé cũng như nguyên nhân bé bị tái lại nhiều lần.

BS Bích Đào: Như bạn miêu tả sốt không mà không có biểu hiện khác như chảy mũi, ho vậy liệu sốt có do viêm họng hay không. Sốt lặp đi lặp lại nhiều lần, bác sĩ chẩn đoán được nguyên nhân gây sốt mới rõ được bệnh có thể do mũi họng, phổi hay rối loạn đường tiêu hóa... cần phải căn cứ nguyên nhân để hạn chế tối đa các triệu chứng bệnh.
BS Dũng: Từ xưa đến nay, mọi người thường nghĩ ho sốt là viêm họng và uống kháng sinh luôn. Nhưng công thức đó vô cùng sai.

Hàng trăm khán giả theo dõi trực tiếp chương trình

MC Thảo Vân: Facebook Bảo Trang: “Nếu trẻ sau điều trị hết ho mà vẫn bị chảy mũi kéo dài sẽ rất dễ bị biến chứng sang viêm tai giữa, viêm đường hô hấp, nặng nữa là viêm xoang có đúng không bác sĩ?”
BS Bích Đào: Thực ra chảy mũi là biểu hiện của viêm đường hô hấp trên. Chảy mũi có thể gây biến chứng như viêm tai giữa, viêm đường hô hấp trên, viêm phổi… Chảy mũi cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh đường tiêu hóa.
Việc tìm ra nguyên nhân để điều trị rất cần thiết. Rửa mũi nhiều cũng là nguyên nhân dẫn đến xuất tiết kéo dài làm bệnh dai dẳng hơn. Vì vậy việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ là điều quan trọng.

MC Thảo Vân: Facebook Hồng Hạnh hỏi: “Bé nhà cháu 10 tháng tuổi, đợt này bị ho, sổ mũi. Cháu nghĩ là cúm nên để bé tự khỏi. Nhưng 2 hôm nay mắt bé xuất hiện có gỉ mắt nhiều. Cháu muốn hỏi bác sĩ bé bị bệnh gì và nên chăm sóc như thế nào?”
BS Tiến Dũng: Những triệu chứng kể trên khá giống với cảm cúm. Nếu như hoàn toàn em bé ăn chơi bình thường, cha mẹ không cần lo gì vì trẻ có thể tự khỏi. Nhưng cha mẹ cần theo dõi, nếu trẻ thở bất thường, sốt cao, cha mẹ nên đưa cháu đi khám để tránh biến chứng.

Trẻ có thể khỏi trong vòng 2 - 4 tuần.

MC Thảo Vân: Liên quan đến trao đổi của bác sĩ về việc sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh tai mũi họng, qua thực tế nuôi con của bản thân tôi cũng như người thân xung quanh tôi thì tôi thấy có người cho rằng nó vô hại nên có thể nhỏ, rửa bất cứ lúc nào cho con trẻ. Thế nhưng có một số bác sĩ khuyến cáo nếu nhỏ không đúng cách dễ dẫn đến viêm tai giữa ở trẻ. Xin bác sĩ chia sẻ thêm về vấn đề này?
BS Bích Đào: Đây là vấn đề các bác sĩ tranh luận với nhau, xịt rửa nước muối làm sạch hệ thống hô hấp, cải thiện tình trạng viêm nhiễm.

Nhưng có quan điểm trái chiều: bản thân trong mũi có lớp nhầy bắt giữ bụi bẩn, thành gỉ mũi bám vào cửa mũi. Khi xịt rửa làm mất lớp nhầy và nhiệt độ đưa vào mũi không đảm bảo đáp ứng đúng nhiệt độ trong mũi. Khiến niêm mạc mũi nề lên, nhất là những người viêm xoang – lỗ thông từ xoang đến mũi bị tắc, khi xịt, niêm mạc phù nề, lỗ thông sẽ bị bịt lại, dịch vẫn ở bên trong. Có nguyên nhân nào đó nó mở ra, dịch sẽ chảy ra và vấn đề xoang lặp đi lặp lại.

BS Tiến Dũng: Tôi xin bổ sung thêm, khi xịt rửa lượng nước lớn vào mũi và phản xạ phải xì tạo một áp lực đẩy dịch ra ngoài. Tuy nhiên, có điều lưu ý, áp lực như thế đẩy vào cả xoang, tai, vô tình đưa dịch, vi khuẩn vào tai khiến viêm xoang, viêm tai lặp lại.

Khán giả đặt câu hỏi trực tiếp với các bác sĩ khách mời

MC Thảo Vân: "Chào bác sĩ! Con gái của tôi năm nay 5 tuổi. Tôi đang lo lắng liệu cháu có bị viêm xoang hay không bởi vì lúc nào cháu cũng sụt sịt, chảy nước mũi. Cháu thường xuyên cho tay vào ngoái mũi. Tôi đã nhỏ nước muối sinh lý 0,9% loại dành cho trẻ sơ sinh và xịt nước mũi biển. Liệu nhỏ thuốc đấy lâu có bị ảnh hưởng đến sức khỏe hay không? Xin cảm ơn (Nguyễn Hạnh, Phó Đức Chính, Hà Nôi).

BS Bích Đào: Về mặt cấu trúc giải phẫu, niêm mạc mũi xoang liên tiếp với nhau. Từ khoảng 7 – 10 ngày, viêm mũi xoang kéo dài sẽ biến chứng lên mắt.

Với trẻ 5 tuổi cũng có thể bị viêm xoang, nếu không điều trị đúng cách cũng gây biến chứng.
Về xịt nước muối thì bạn có thể làm sạch hệ thống hô hấp. Nhưng bản thân niêm mạc mũi có lớp nhầy để bảo vệ mũi. Động tác xịt rửa làm mất lớp nhầy.

Nhiệt độ xịt rửa không giống nhiệt độ niêm mạc mũi. Nhiệt độ niêm mạc khoảng 33 độ, xịt rửa làm nề niêm mạc, gây tắc xoang và làm bệnh mãi không khỏi.

MC Thảo Vân: Bạn Nguyễn Nguyễn Trí hỏi: "Bác sĩ cho cháu hỏi ạ. Bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ có lây không, vi khuẩn lây qua đường nào, nước bọt ạ? Cháu đọc báo thấy có nhiều triệu chứng của viêm phổi là đờm đổi màu và bị khô môi. Hiện bé nhà cháu có hiện tượng khô môi và hay bị ho khò khè. Vậy thì bị chưa ạ hay có tất cả triệu chứng thì mới bị bệnh?"
BS Tiến Dũng: Viêm phổi là bệnh lây vì nguyên nhân của nó là do vi khuẩn, virus. Tuy nhiên, viêm phổi thông thường thì không sợ lây, khó lây nên không phải quá lo lắng, trừ những trường hợp viêm phổi do dịch, do virus lây lan nhanh.
Khô môi, khò khè chưa phải là dấu hiệu của viêm phổi. Khò khè phải là dấu hiệu mà bác sĩ quyết định, chứ không phải khò khè do gia đình quyết định.
Kinh nghiệm cho thấy những lời cha mẹ tả lại trẻ khò khè, nhưng khi chúng tôi thăm khám thực tế trẻ không sao cả, điều này xảy ra cả ở nước ngoài và Việt Nam.
Do vậy, không cần quá lo lắng khi thấy con hơi có triệu chứng ho, khó thở, chỉ khi thấy con có nhiều triệu chứng bất thường hãy cho con đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa.

MC Thảo Vân: Bé nhà cháu được 3 tuổi, mỗi lần ho do viêm phế quản đều phải dùng kháng sinh mới khỏi nhưng mỗi lần như vậy thì lại bị rối loạn tiêu hóa đi ngoài đến cả chục ngày khiến bé gầy tọp. Xin hỏi bác sĩ có cách nào chữa ho mà không cần dùng kháng sinh cho trẻ không ạ? Hôm trước có người mách cháu dùng thuốc ho Bổ phế Nam Hà chỉ khái lộ chữa viêm phế quản khá hiệu quả thì cháu có nên dùng cho bé không? (Bảo Phượng, Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm , Hà Nội)
BS Tiến Dũng: Cái này hiểu sai, ngày xưa, các bác sĩ nhi khoa thường chẩn đoán viêm phế quản rồi cho kháng sinh. Nhiều thầy thuốc chẩn đoán và kê đơn không chính xác. Nếu viêm phế quản, 80% do virut và không thể kê kháng sinh, bệnh có thể tự khỏi.
Nhãn hàng Bổ phế Chỉ Khái lộ vài chục năm đã có nghiên cứu từ rất lâu, có thể dùng được nếu bạn hiểu đúng bệnh của trẻ.

MC Thảo Vân: Facebook Cô Nàng Mít Ướt hỏi: “Em chào bác ạ. Con em vừa ăn vừa chơi đùa với bạn ở lớp nên bị sặc cơm khiến ho dữ dội sau đó thì bình thường. Nhưng từ hôm sặc đến nay 5 ngày thì cháu có biểu hiện khụt khịt mũi hoặc húng hắng ho. Tôi muốn kiểm tra xem bé có bị hóc dị vật do thức ăn không thì làm cách nào thưa bác sĩ?”

BS Bích Đào: Với những gì bạn tả thì cũng không nên quá lo lắng. Trẻ ho sặc sụa để tống dị vật ra ngoài. Nếu bé sốt, viêm phổi lặp đi lặp lại, biểu hiện mất tiếng… thì mới cần lo lắng trẻ vẫn đang bị hóc dị vật.
Trẻ ho như vậy có thể thấy bé không bị hóc nữa. Nếu có kèm theo nhiều triệu chứng khác hãy đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ để bác sĩ quyết định trẻ phải được điều trị thế nào.

MC Thảo Vân: Facebook Hương Cua MiMi hỏi: “Bé nhà em 20 tháng bị ho có đờm. Hai ba ngày nay cứ sáng ra bé ho và nôn ra đờm rất nhiều. Ăn uống gì là bé nôn ra hết.Vậy bác sĩ cho em hỏi bây giờ em nên cho bé uống thuốc loại gì để bé đỡ nếu không muốn dùng tới kháng sinh vì sợ bé bị tiêu chảy?”
BS Tiến Dũng: Kinh nghiệm của tôi cho thấy, trẻ ho có thể do dịch từ mũi chảy xuống. Tôi khám 10 cháu, 9 cháu như vậy. Thứ 2, do hiện tượng trào ngược, xảy ra ở cháu ăn nhiều quá. Trẻ có 2 cái khổ: Học và ăn. Ăn nhiều nên dạ dày đầy, trào lên dính vào họng nên ho và nôn. Trẻ nhỏ không biết khạc, vận động cơ nên bị nôn.
BS Bích Đào: Trẻ nhỏ có thể viêm tai do trào ngược. Khi mình ốm, mình không ăn được nhiều, tiêu hóa giảm đi. Cha mẹ nên giảm lượng ăn, chia nhỏ lượng thức ăn trong ngày. Nôn nhiều sẽ kích thích mũi họng viêm hơn.

MC Thảo Vân: Bạn Hương Trà có hỏi "Tôi có bé 4 tuổi, bé hay ho và ho khan, nhất là lúc đi ngủ, ho thành 1 tràng, có phải là bệnh không?"
BS Tiến Dũng: Điều đầu tiên hãy xem giường của mình có bị bụi không. Bụi này không nhìn thấy. Hoặc xung quanh chỗ nằm có rèm cửa, giá sách, điều hòa, quạt, chỗ ngủ có khói vào, thắp hương… Làm sạch vệ sinh không gian ngủ sẽ tốt hơn.
Không nên cho trẻ ăn nhiều quá, nhất là dịch lỏng, ăn uống nhiều quá trước khi đi ngủ cũng gây ho. Nếu đã vệ sinh chỗ ngủ, cho trẻ ăn uống điều độ mà trẻ vẫn ho thì hãy cho con đi thăm khám bác sĩ để được xác định đúng nguyên nhân và điều trị đúng cách.

MC Thảo Vân: Con được 19 tháng, 12 cân. Khoảng 2 tháng gần đâu cháu thường xuyên hắt hơi, sổ mũi, ho. Điều trị bác sĩ khỏi nhưng vài ngày sau lại tái lại. Cháu muốn hỏi bác sĩ làm cách nào để bé khỏi dứt điểm.
BS Tiến Dũng: Uống nhiều kháng sinh khiến đề kháng của trẻ yếu đi, khiến mắc bệnh nhiều hơn.
BS Bích Đào: Nó có thể dị ứng mũi họng, dị ứng cần điều trị rất lâu dài. Nó có thể từ dị nguyên, nên cắt dị nguyên, thuốc chỉ hỗ trợ giảm triệu chứng. Mẹ cũng nên đến cơ sở uy tín để điều trị cho cháu. Quan điểm là nếu vài ngày lại bị lại thì đó chưa chưa phải là khỏi bệnh, chỉ là các triệu chứng tạm dừng lại.

MC Thảo Vân: Bạn đọc Huỳnh Tâm hỏi "Bé 5 tuổi, ho có đờm, sau khi điều trị lại tái lại. Cách chăm sóc cho trẻ đi học mầm non thế nào?"
BS Tiến Dũng: 2 tháng trẻ bị một lần thì không phải là trẻ bị suốt, ở Hà Nội bị ho với tần suất như vậy thì là bình thường. Còn tháng nào cũng bị thì cần cho trẻ đi khám để biết được cụ thể, có thể do môi trường sống, hoàn cảnh gia đình, một bệnh lý khác cũng gây ho, chưa tiêm chủng…
BS Bích Đào: Sau 6 tháng trẻ hết kháng thể từ mẹ truyền sang, trẻ tự tạo kháng thể cho cơ thể. Cách mẹ cần làm là chăm sóc trẻ chu đáo để không bị biến chứng của bệnh tai mũi họng, phối hợp với bác sĩ trong quá trình điều trị và chăm sóc con để con tránh các bệnh về tai mũi họng.

MC Thảo Vân: FB Nguyễn Huế Bé nhà em được hơn 13 tháng con hay bị ho nôn chớ, ngủ hay ra mồ hôi trộm, bác sĩ có thể tư vấn giúp em với
BS Tiến Dũng: Đây là biểu hiện rất thông thường, ho thông thường có thể uống thuốc ho. Ho mà có dấu hiệu khác hoặc lâu quá có thể đi khám tại chuyên khoa Nhi, hoặc khoa Tai Mũi Họng.
BS Bích Đào: Ho có biểu hiện của trào ngược. Nôn trớ kích thích ho, nếu không ho dịch chảy vào phổi. Việc cần làm là bà mẹ cần giảm biểu hiện nôn trớ cho trẻ.

MC Thảo Vân: Bạn Yên Phạm hỏi Chồng tôi bị viêm xoang, đi chữa nhiều nơi mà vẫn bị lại, có cách nào để điều trị triệt để không?
BS Bích Đào: Chồng bạn có thể viêm xoang do dị ứng, có nhiều nguyên nhân gây viêm xoang như dị ứng, vi khuẩn, vi rút, chấn thương.
Chồng bạn bị viêm xoang theo mùa, điều trị khỏi rất khó, cách tốt nhất là thay đổi môi trường sống. nếu không thay đổi được môi trường sống thì cần nghĩ đến điều trị ổn định bệnh để tránh biến chứng như biến chứng lên mắt gây mù, biến chứng gây các bệnh về đường hô hấp, giãn phế nang, viêm phổi…

MC Thảo Vân: FB Eli Nguyễn hỏi Bác sĩ ơi cho cháu hỏi với ạ. bé nhà cháu được hơn 7 tháng hai hôm nay cháu sốt bỏ ăn và khóc rất nhiều cho đi khám thì bác sĩ chuẩn đoán là viêm họng và viêm tai cho uống thuốc và lau miệng cho bé bằng cồn nâu vậy dùng cồn nâu có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không ạ? Bé nhà cháu hôm nay lại chuyển sang mắt có dỉ vậy phải làm gì để bé khỏi hẳn ạ?
BS Tiến Dũng: Các loại cồn, tinh dầu không được bôi lên da trẻ nhỏ dưới 1 tuổi vì cấu trúc da rất mỏng, bị tổn thương và các chất môi trên da vào trong máu. Tinh dầu, cồn không được bôi lên da của trẻ. Ngấm vào dễ ngộ độc rất nguy hiểm.

MC Thảo Vân: Thùy Trần hỏi Cháu bị viêm thanh quản có hạt xơ nhỏ, nhưng cháu bị khàn tiếng suốt, có cần phẫu thuật không?
BS Bích Đào: Viêm thanh quan có nhiều dạng trong đó có hạt xơ dây thanh. Khi có hạt xơ dây thanh làm cho bạn khản tiếng, ảnh hưởng chức năng giao tiếp, không ảnh hưởng tính mạng.
Phẫu thuật khi ảnh hưởng đến công việc chất giọng, nói quá mệt, còn nếu không có thể chung sống với bệnh vì đây là bệnh lành tính

MC Thảo Vân: FB Nguyễn Hoa hỏi Bé sốt 2 ngày, ho và có ban đỏ liệu nguy hiểm không ạ?
BS Tiến Dũng: Sốt 2 ngày, ban đỏ thường do virut gọi là phát ban do virut nhưng không khám, rất khó chẩn đoán bệnh cụ thể. Nếu để ở nhà, người thân nên dùng thuốc hạ sốt cho trẻ và chú ý những dấu hiệu bất thường.

MC Thảo Vân: Bạn đọc Thảo Loan hỏi: "Cháu em hay ho khò khè về đêm, ngày đỡ, nguyên nhân do đâu, điều trị thế nào?"
BS Tiến Dũng: Chỉ khi nào thầy thuốc khẳng định khò khè thì mới chính xác là bé ho khò khè, còn mẹ thấy con khò khè thì điều đó chưa chính xác. Hãy đưa con đi thăm khám để được xác định chính xác nhất.

Tạp chí Gia Đình Mới

Nguồn Gia Đình Mới: http://www.giadinhmoi.vn/bac-si-truc-tuyen-tren-gia-dinh-moi-cham-soc-tre-bi-ho-sot-lam-gi-de-tranh-bien-chung-d6282.html