Bài 2: Làm sao để thực sự an toàn?

Từ các vụ tai nạn thương tâm xảy ra trong những chuyến đi dã ngoại của các trường học đã dấy lên hồi chuông cảnh báo đối với các nhà trường và ngành giáo dục về việc đảm bảo an toàn tính mạng cho học sinh. Vấn đề đặt ra tại sao lại xảy ra tình trạng như vậy?

Khi trường chỉ quan tâm đến yếu tố giá?!

Từ thực tế những vụ tai nạn thương tâm trong các chuyến đi dã ngoại của trường học cho thấy, nguyên nhân một phần là do các em học sinh chưa ý thức hết được những hiểm nguy sẽ xảy ra khi tham gia các hoạt động mà không có thầy cô hướng dẫn. Mặt khác, công tác tổ chức các chuyến tham quan dã ngoại cho học sinh của một số trường học còn lỏng lẻo, xem trọng số lượng hơn chất lượng.

Đi tham quan để học sinh được tiếp cận thế giới tự nhiên là rất tốt, song điều quan trọng phải lấy an toàn làm hàng đầu. (Các cháu học sinh trực tiếp xem vườn rau của nông dân). Ảnh minh họa

Ông Vũ Văn Trường, Giám đốc công ty lữ hành cho biết, công ty lữ hành của ông thường xuyên phối hợp với các nhà trường trên địa bàn Hà Nội để tổ chức các tour tham quan dã ngoại cho học sinh. Mặc dù đã có nhiều vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra nhưng một số trường học vẫn chưa quan tâm đúng mức đến việc mua bảo hiểm cho học sinh khi đi tham quan, du lịch, một số trường gần như chỉ quan tâm đến giá cả tour cùng các dịch vụ khuyến mại đi kèm còn lại là phó mặc cho các nhân viên của công ty du lịch.

Điều này dẫn đến quyền lợi của học sinh khi tham gia các tour tham quan, dã ngoại không được bảo đảm. Trong khi đó, các em học sinh rất hiếu kỳ, ham những điều mới lạ, thích khám phá và khẳng định bản thân nên nguy cơ gặp tai nạn trong chuyến đi là không thể lường trước, đặc biệt là ở những nơi có địa hình không bằng phẳng hay có sông, suối…

Phải lưu tâm kỹ năng an toàn

Học sinh trường Tiểu học Lê Quý Đôn đi tham quan, dã ngoại luôn có cha mẹ học sinh đi cùng. (Ảnh: Hải Yến)

Trước thực tế đó, ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em bày tỏ quan điểm, việc đi dã ngoại của học sinh là một trong những hoạt động ngoại khóa cần thiết đảm bảo cho trẻ phát triển một cách toàn diện. Tuy nhiên, vấn đề là khi tổ chức các chuyến dã ngoại, yêu cầu đầu tiên là các trường học cần đảm bảo an toàn cho trẻ.

Cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Đặng Hoa Nam: “Không nên vì một tai nạn không may xảy ra, mà tất cả lại phản ứng, hay ngăn cấm con mình tham gia những hoạt động ngoại khóa do nhà trường tổ chức.

Bởi vì đây là những hoạt động thiết thực, là cơ hội để các em tiếp cận với thiên nhiên, tiếp cận với danh lam thắng cảnh, những di tích văn hóa lịch sử… nhằm bồi dưỡng thêm kiến thức cũng như những kỹ năng sống thực tế nhất mà không thể chỉ học qua sách vở.”

Trong đó, có an toàn về sức khỏe, an toàn về tính mạng, và an toàn về phòng chống tai nạn thương tích. Để làm được điều này, thì Bộ giáo dục và Đào tạo phải có những quy định, thậm chí là quy định cho từng bậc học một cách cụ thể. Bởi vì ngay từ mầm non lớp 4 – 5 tuổi, cho đến học sinh cấp 3, đều có thể tham gia những buổi tham quan dã ngoại.

Vậy nên, tương ứng từng cấp học, từng độ tuổi phải có những hướng dẫn đảm bảo an toàn cho học sinh cụ thể. Đặc biệt, với trẻ em càng nhỏ tuổi, thì sự chuẩn bị, hướng dẫn đảm bảo an toàn càng phải chu đáo. Sau đó, mới tính đến việc thông qua buổi dã ngoại đó các em học tập cũng như tiếp thu thêm được kiến thức gì.

Phụ huynh Trịnh Hải Yến có con học tại trường Tiểu học Lê Quý Đôn khẳng định: “Nếu không cho phụ huynh đi kèm thì tốt nhất không cho con đi dã ngoại xa, dù đó là buổi học ngoại khóa”.

Chị Hải Yến cho biết, vừa qua, Trường Tiểu học Lê Quý Đôn nơi con chị học tổ chức cho học sinh đi ngoại khóa tại Đền Hùng (Phú Thọ) và giao lưu với đơn vị bộ đội, tuy nhiên, nhà trường yêu cầu mỗi học sinh phải có một phụ huynh đi kèm để quản lý các con. Điều này không chỉ đảm bảo an toàn cho học sinh mà còn để cho cha mẹ biết được con mình hoạt động ở cộng đồng như thế nào để có phương hướng giáo dục tốt hơn.

Chia sẻ về kinh nghiệm tổ chức các chuyến đi thăm quan, dã ngoại cho học sinh, cô Đỗ Thị Mai Thanh – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nghĩa Dũng (quận Ba Đình, Hà Nội) cho biết, hằng năm trường Tiểu học Nghĩa Dũng đều tổ chức 2 chuyến thăm quan dã ngoại cho học sinh của trường.

Từ thực tế những vụ tai nạn thương tâm trong các chuyến đi dã ngoại của trường học cho thấy, nguyên nhân một phần là do các em học sinh chưa ý thức hết được những hiểm nguy sẽ xảy ra khi tham gia các hoạt động mà không có thầy cô hướng dẫn.

Mặt khác, công tác tổ chức các chuyến tham quan dã ngoại cho học sinh của một số trường học còn lỏng lẻo, xem trọng số lượng hơn chất lượng. Ông Vũ Văn Trường, Giám đốc công ty lữ hành cho biết, công ty lữ hành của ông thường xuyên phối hợp với các nhà trường trên địa bàn Hà Nội để tổ chức các tour tham quan dã ngoại cho học sinh.

Mặc dù đã có nhiều vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra nhưng một số trường học vẫn chưa quan tâm đúng mức đến việc mua bảo hiểm cho học sinh khi đi tham quan, du lịch, một số trường gần như chỉ quan tâm đến giá cả tour cùng các dịch vụ khuyến mại đi kèm còn lại là phó mặc cho các nhân viên của công ty du lịch.

Điều này dẫn đến quyền lợi của học sinh khi tham gia các tour tham quan, dã ngoại không được bảo đảm. Trong khi đó, các em học sinh rất hiếu kỳ, ham những điều mới lạ, thích khám phá và khẳng định bản thân nên nguy cơ gặp tai nạn trong chuyến đi là không thể lường trước, đặc biệt là ở những nơi có địa hình không bằng phẳng hay có sông, suối…

Trước khi tổ chức, nhà trường luôn chủ động tìm kiếm và lựa chọn công ty du lịch đảm bảo điều kiện, có đầy đủ giấy phép kinh doanh và có kinh nghiệm trong việc tổ chức các tour thăm quan, dã ngoại cho học sinh. Sau đó, nhà trường và công ty cùng lên kế hoạch cho chuyến thăm quan, dã ngoại, đồng thời, báo cáo lên phòng Giáo dục và Đào tạo quận.

Cũng theo cô Thanh, trước mỗi chuyến đi, nhà trường và công ty đều tiến hành đi tiền trạm trước tại nơi sẽ đưa học sinh đến thăm quan. Từ đó, nắm được những địa điểm an toàn và chưa an toàn để bố trí nhân sự chốt ở những nơi tiềm ẩn nguy cơ gây nguy hiểm cho học sinh.

Đối với phương tiện phục vụ chuyến đi, nhà trường luôn yêu cầu công ty du lịch bố trí ô tô đưa đón học sinh phải đảm bảo chất lượng và an toàn. Bên cạnh đó, nhà trường cũng chủ động phối hợp với lực lượng công an địa phương để hỗ trợ nhằm đảm bảo cho chuyến thăm quan của học sinh được an toàn tuyệt đối.

Trong chuyến tham quan, học sinh của các lớp sẽ nhận được sự giám sát, hỗ trợ của phụ huynh học sinh, thầy cô giáo chủ nhiệm, các thầy cô bộ môn, nhân viên của công ty du lịch và đội ngũ y tế của trường. “Chúng tôi luôn nỗ lực và có sự chuẩn bị tốt nhất cho mỗi chuyến đi thăm quan, dã ngoại của học sinh trong trường nhằm đảm bảo cho mỗi chuyến đi luôn thú vị, học sinh được trải nghiệm thêm nhiều điều mới lạ và đặc biệt là luôn được an toàn.” – cô Đỗ Thị Mai Thanh nhấn mạnh.

Cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Đặng Hoa Nam cũng cho biết, khi có hoạt động đưa trẻ đi tham quan, dã ngoại xa trong 1 – 2 ngày thì phải có cam kết giữa nhà trường và các bậc phụ huynh. Nhiều trường học còn có thể bố trí, phối hợp với các bậc phụ huynh cùng tham gia buổi ngoại khóa để quản lý các em học sinh.

Đặc biệt, ngay bản thân các em học sinh cũng cần được trang bị trước những kiến thức, kỹ năng sống cơ bản nhất khi tham gia các buổi dã ngoại.Để chính bản thân trẻ tự bảo vệ mình là rất cần thiết. Bên cạnh đó, trước khi đi dã ngoại, giữa nhà trường cũng phải có thỏa thuận, quy định với các em học sinh.

Trong đó, cụ thể những hoạt động được phép và không được phép làm,... nhằm để đảm bảo an toàn cho các em học sinh trong cả chuyến đi. Các em học sinh có quyền được tham gia, vui chơi với các hoạt động ngoại khóa trong trường, nhưng cũng phải có bổn phận thực hiện đúng những quy ước của nhà trường đã đặt ra.

Nhóm PV

Nguồn LĐTĐ: http://laodongthudo.vn/bai-2-lam-sao-de-thuc-su-an-toan-71749.html