Bài 25: Đối tượng của Môn Tiếng Việt là tiếng Việt đang sống tự nhiên trong dân cư Việt

'Có lần, nhà văn Tô Hoài nói với tôi: Ông Đại này, nhà giáo các ông bảo tôi viết sai. Các ông sai thì có! Tôi dùng tiếng Việt nguyên gốc, nguyên bản, trong dân, sai sao được!' - Hồ Ngọc Đại

Đối tượng của Môn Tiếng Việt là tiếng Việt đang sống tự nhiên trong dân cư Việt.

Lời Tòa soạn: Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại luôn thu hút sự chú ý của của các nhà giáo dục nói riêng và giới khoa học, công chúng nói chung. Nó cũng luôn gây ra không ít tranh cãi, mặc dù công nghệ giáo dục đã được triển khai từ hơn 40 năm qua.

Để rộng đường dư luận VietTimes xin trân trọng giới thiệu loạt bài viết của GS Hồ Ngọc Đại tới bạn đọc.

Bài 1: Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục
Bài 2:"Anh nên dùng “Quy trình kỹ thuật” của anh để xử lý môn Tiếng Việt cho trẻ em Việt Nam"
Bài 3: Thực nghiệm là cái van an toàn lắp vào quá trình giáo dục thực thi công nghệ giáo dục
Bài 4: “Tôi nghiên cứu lý thuyết và thiết kế Công nghệ giáo dục theo định hướng triết học“
Bài 5: Phải thay đổi tận nguyên lý lý thuyết và thực tiễn hành nghề của nền giáo dục hàng nghìn năm qua
Bài 6: Tiếng nói là "vật thật", chữ viết là "vật thay thế"
Bài 7: "Tôi dạy trẻ em tôn trọng tiếng Việt, yêu tiếng Việt"
Bài 8: Suốt mấy ngàn năm vẫn duy nhất một “Nghiệp vụ sư phạm”
Bài 9: “Phải đặt Tiếng trong một chân không về Nghĩa“
Bài 10: “Thày thiết kế - trò thi công“ thay cho "Thầy giảng giải – Trò ghi nhớ"
Bài 11: Cuộc làm việc với Chủ tịch Quốc hội và chuyện bỏ các kỳ thi phổ thông
Bài 12: Điểm xuất phát của Hành trình tư duy
Bài 13: Chiếc gậy khều
Bài 14: Làm ra công cụ để dùng
Bài 15: Lần đầu biết đến tính khoa học tâm lý học của nghề dạy học
Bài 16: Cuộc gặp với ông Võ Văn Kiệt
Bài 18: "Làm ra khái niệm khoa học"
Bài 19: Môn Tiếng Việt công nghệ giáo dục có giá trị triết học định hướng cho bước chuyển về nguyên lý của thời hiện đại
Bài 20: Tôi coi việc học của Trẻ em có tư cách triết học như lao động của người lớn đương thời
Bài 21: Trẻ em sinh ra là Người và trở thành chính mình, một cá nhân duy nhất trên hành tinh
Bài 22: Cái bắt đầu trong lịch sử cũng là cái mở đầu trong logic
Bài 23: Nghiệp vụ sư phạm
Bài 24: Từ trừu tượng đến cụ thể hơn, từ đơn giản đến phức tạp hơn

Giáo sư Hồ Ngọc Đại

Kỳ này:

Bài 25: Đối tượng của Môn Tiếng Việt là tiếng Việt đang sống tự nhiên trong dân cư Việt

Người dân khắp nẻo đất nước nói thế nào thì tiếng Việt là thế ấy. Tiếng là Đối tượng cần chiếm lĩnh ở trình độ ấy. Tiếng ấy là Đối tượng chính cống, chính thống, chính thức. Môn Tiếng Việt trong nhà trường mỗi thời có một số phận, gắn với số phận của đất nước, của người dân nói tiếng Việt. Tiếng Việt của nhà văn tôi tin hơn tiếng Việt của nhà giáo.

Có lần, nhà văn Tô Hoài nói với tôi: Ông Đại này, nhà giáo các ông bảo tôi viết sai. Các ông sai thì có! Tôi dùng tiếng Việt nguyên gốc, nguyên bản, trong dân, sai sao được!

Tiếng Việt nguyên gốc nguyên bản là tiếng Việt trong cuộc sống thực, mà người ta dùng thiết thực như dùng một Vật hữu cơ, như dùng dao, dùng cuốc, như ăn cơm, uống nước. Tôi coi tiếng Việt của dân cư là Vật thật.

Tiếng nói có âm thanh người dân dùng trong cuộc sống thực hằng ngày làm việc (chức năng) chở (chuyển, truyền, trao, giao, nhận,…) Ý của người nói.

Câu chở Ý (thuyền chở hàng, xe chở khách) tôi gọi là Lời.

Như vậy, trong cuộc sống, dân cư người ta nói với nhau bằng Lời.

Sách Tiếng Việt lớp Một công nghệ giáo dục mở đầu bằng Lời này ở ngay trang đầu tiên:

Tháp Mười đẹp nhất bông sen,

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.

Nói là một chuỗi âm thanh các Tiếng. Mỗi Tiếng là một thể toàn vẹn, phát âm liền khối, nguyên tảng:

Tháp / Mười / đẹp / nhất / bông / sen – có 6 Tiếng.

Tiếng ngữ âm là một vật trống rỗng, một cấu trúc ngữ âm, thuần túy, thuần khiết.

Dùng một năm học, tôi dẫn dắt học sinh lớp Một đi từ đầu này Tiếng trừu tượng nguyên tảng, liền khối đến tận cuối kia – Tiếng cụ thể có cấu trúc tường minh với các thành phần là Âm vị.

Tiếng trừu tượng là một thể đồng nhất, một khối liền tảng, phát âm một lần trọn vẹn, dứt khoát.

Tiếng cụ thể là một khái niệm, có cấu trúc ngữ âm tường minh:

- Thành phần: các Âm.

- Chức năng: Mỗi âm ở một vị trí xác định trong cấu trúc, giữ một chức năng.

Tiếng cụ thể được thay bằng Chữ ghi Tiếng có cấu trúc tường minh: Mỗi âm ghi bằng một chữ cái.

Cấu trúc thô: hai phần.

Cấu trúc tinh: các âm vị.

Ở Bài 9 đăng Thứ Năm ngày 8/11/2018, tôi dùng Tiếng /nôn/ có cấu trúc (cụ thể):

Một âm /n/ ở hai vị trí khác nhau trong cấu trúc Tiếng thì giữ hai chức năng khác nhau: một âm đầu, một âm cuối.

Thao tác với Tiếng. Mặc kệ Nghĩa, chỉ thao tác với Âm. Có 2 thao tác với Âm:

1. Thay âm đầu.

2. Thay thanh.

(Còn nữa)

Hồ Ngọc Đại /

Nguồn VietTimes: http://viettimes.vn/bai-25-doi-tuong-cua-mon-tieng-viet-la-tieng-viet-dang-song-tu-nhien-trong-dan-cu-viet-309877.html