Bài 3: Thép Việt chiếm lĩnh thị trường nhờ... không gian dối

(VietNamNet) - Dù thép ngoại giá rẻ tràn vào, nhưng thép Việt Nam vẫn đứng vững trên thị trường. Đó chính là nhờ bài học luôn tự nghiêm khắc với chính mình.

- Dù thép ngoại giá rẻ tràn vào, nhưng thép Việt Nam vẫn đứng vững trên thị trường. Đó chính là nhờ bài học luôn tự nghiêm khắc với chính mình. Bài 1: Hàng Việt "gặt hái" nhờ biết bán... đắt Bài 2: Hàng Việt vươn lên bằng chất lượng, sự kiên trì Lợi nhuận không phải là tất cả Chỉ cách đây hơn 2 năm, khi Việt Nam vừa gia nhập WTO được vài tháng thì dư luận bắt đầu ồn ào chuyện “hồn Trương Ba, da hàng thịt” của ngành thép. Hẳn, những nhà sản xuất thép và người tiêu dùng vẫn chưa quên câu chuyện gây tranh cãi ngày ấy: Thép Trung Quốc dán mác Việt Nam của công ty thép Việt Ý, nhãn hiệu VIS. Thép Việt Nam luôn có nhãn mác rõ ràng. (Ảnh: VNN) Công ty thép Việt Ý (VIS) khi ấy đã đặt gia công 10.000 tấn thép xây dựng ở Trung Quốc và sau đó, gắn mác VIS để tiêu thụ tại Việt Nam. Lẽ dĩ nhiên, chi phí gia công bên ngoài thấp hơn nhiều so với việc sản xuất trong nước, nhất là bối cảnh năm 2006-2007, Việt Nam vẫn còn phụ thuộc nhập khẩu phôi thép. Xét ở góc độ kinh doanh thì đó là cách làm không sai luật. Nó cũng giống như chuyện các thương hiệu nổi tiếng nước ngoài vẫn đến Việt Nam đặt làm gia công để xuất khẩu. Tuy nhiên, câu chuyện này đã làm bùng nổ trong dư luận về quan điểm kinh doanh trong hội nhập WTO. Người phản đối dữ dội nhất với cách kinh doanh này chính là các thành viên của Hiệp hội Thép Việt Nam. Hiệp hội này cũng kêu gọi phát huy đạo đức kinh doanh, tính cộng đồng của doanh nghiệp trong ngành. Người ta đã ví xi măng giống như bột mỳ của ngành xây dựng thì thép cũng quan trọng chẳng kém. Vì vậy, tạo dựng được một ngành công nghiệp thép thực thụ là điều cực kỳ quan trọng. Ngày ấy, ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép đã nói, nếu như tất cả đều đi theo cách làm của thép Việt Ý thì… cần gì đến nền sản xuất trong nước. Có thể, trước mắt, việc đặt gia công ở Trung Quốc đỡ tốn kém hơn so với việc đầu tư xây dựng nhà máy trong nước và doanh nghiệp có thể… siêu lợi nhuận. Nhưng về lâu dài thì với cách thức kinh doanh này, nền sản xuất sẽ bị triệt tiêu. Doanh nghiệp sản xuất biến thành doanh nghiệp thương mại và dần dần, phụ thuộc hoàn toàn vào việc nhập khẩu thép bên ngoài. Hẳn nhiên, điều này đi ngược lại với chủ trương, chính sách của Nhà nước khi khuyến khích các doanh nghiệp phải tự chủ, nâng cao năng lực cạnh tranh. Rất mừng là sau đó, kiểu kinh doanh siêu lợi nhuận đó cũng không tiếp diễn vì nó không thể có chỗ đứng trên thị trường. Nhắc lại câu chuyện cũ để thấy rằng, các nhà sản xuất thép Việt Nam đã rất nghiêm khắc với chính mình. Họ đã không chấp nhận những hành vi kinh doanh chỉ chạy theo lợi nhuận, dễ dãi với uy tín. Trong 2 năm qua, sản xuất thép Việt Nam đã tự chủ được tới 65% phôi. Công suất cán thép đã vượt xa nhu cầu đến mức dư thừa. Chiếm lĩnh thị trường bằng sự “chân thành" Nhiều chuyên gia kinh tế đã đánh giá, các doanh nghiệp thép đã biết bắt tay nhau để cùng chiếm lĩnh thị trường nội địa và vì vậy, họ đã “đẩy” được thép ngoại ra khỏi cuộc chơi này. Không khó để minh chứng cho mối liên kết chặt chẽ ấy. Người Việt Nam luôn tin dùng thép nội hơn. (Ảnh: vnchanel) Bất cứ một hành vi gian dối nào đó trong kinh doanh thép đều bị cộng đồng các doanh nghiệp ngành này đấu tranh tới cùng. Câu chuyện gần đây nhất, đó là vụ thép cuộn chứa nguyên tố Bo, hưởng thuế suất 0% theo biểu thuế thép hợp kim rồi bán cho công trình xây dựng với giá thấp hơn hẳn thép xây dựng thông thường. Bằng những phân tích thuyết phục và kiến nghị xác đáng của cộng đồng này, Bộ Tài chính đã phải tăng thuế cho phù hợp thực tiễn và hiện tượng lánh luật này cũng biến mất khỏi ngành thép. Hay như, chỉ cách đây 2 tháng, khi giá phôi thép nhích lên, chính Hiệp hội Thép đã đưa ra khuyến nghị khá ngược đời với các thành viên là không nên tăng giá vì đó là bất lợi, là tự mình làm mất thế cạnh tranh. Cũng hiếm có cộng đồng nào luôn cùng nhau khẳng định một câu chắc nịch: “Dù thép ngoại giá có rẻ hơn, song, chúng tôi không ngại. Bởi vì, thép Việt Nam là gắn liền với chất lượng”, ông Đỗ Duy Thái, TGĐ công ty Thép Việt nói. Vị giám đốc này phân tích, thép xây dựng nhập khẩu từ Trung Quốc, ASEAN lấy yếu tố giá rẻ để cạnh tranh với thép nội. Có đơn vị nhập thép không rõ nguồn gốc, không phải ở nhà máy lớn, không từ công nghệ hiện đại nên chất lượng kém. Vì thế, dù rẻ hơn 100.000 - 200.000 đồng/tấn thì hầu hết, các chủ công trình lớn không mấy khi dùng thép ngoại. Hơn nữa, họ cần địa chỉ nguồn gốc sản xuất rõ ràng để nếu có vấn đề gì về chất lượng, họ còn biết nơi sản xuất mà kêu. Chính vì vậy mà với thị trường thép, chỉ cần các doanh nghiệp đảm bảo chất lượng và biết làm thương hiệu là có chỗ đứng. Thép cuộn dây của Việt Nam trước đây không in nhãn mác, cũng từng bị cạnh tranh với thép Trung Quốc do người tiêu dùng dễ bị nhầm lẫn. Nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng bắt đầu in nhãn mác rõ ràng. Theo ông Phạm Chí Cường, điều đó càng chứng tỏ sức nặng của thương hiệu Việt Nam trên thị trường này. Đôi khi, chỉ cần làm rõ, đó là thép Việt Nam cũng đủ uy tín rồi. Đó là một cách mà doanh nghiệp Việt Nam dám khẳng định và cam kết chất lượng, công nghệ của mình với khách hàng. Ông Trần Anh Vương, Giám đốc công ty thép Bắc Việt thì nhấn mạnh, mãi từ năm 2005, các doanh nghiệp thép mới chú tâm làm thương hiệu và họ cũng đã rất thành công. Ví dụ như gang thép Thái Nguyên, tuy là công ty nhà nước nhưng đã nổi bật với thương hiệu Tisco, kế đến là thép Hòa Phát, thép Miền Nam…. Phạm Huyền

Nguồn VietnamNet: http://vietnamnet.vn/kinhte/2009/09/866626/