Bài học về chính sách thương mại của thị trường thịt bò Nhật Bản

Trong 10 năm liên tiếp, Nhật Bản đã tăng tiêu thụ thịt; trong đó mức tăng 3,4% trong năm 2018 so với năm 2017 để tạo ra mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm. Đặc biệt, tiêu thụ thịt bò, dự kiến sẽ tăng gần 4% trong năm nay sau hai năm giảm liên tiếp. Nhật Bản đã là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới khi nói đến tiêu thụ thịt bò, cả về tổng khối lượng và mức bình quân đầu người.

Nhật Bản cũng liên tục là một trong những nước nhập khẩu thịt bò hàng đầu trên thế giới, với 851.000 tấn được nhập khẩu trong năm 2017, khiến đây trở thành thị trường nhập khẩu lớn thứ ba trên thế giới. Do đó, Nhật Bản là một thị trường thiết yếu về thịt bò, đặc biệt đối với Mỹ.

Nhật Bản từ lâu đã là nhà tiêu dùng hàng đầu của Mỹ. Năm 2016, Nhật Bản là nước nhập khẩu lớn thứ 4 về cả nông nghiệp và tổng hàng hóa của Mỹ. Tổng xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản năm 2016 đạt 11 tỷ USD (khoảng 8,5% tổng xuất khẩu của Mỹ), trong đó 1,5 tỷ USD là thịt bò. Từ năm 2010, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu thịt bò số một của Mỹ. Trước năm 2003, Mỹ và Australia về cơ bản đã phân chia thị trường thịt bò Nhật Bản, nhưng vào cuối năm 2003, Nhật Bản đã cấm thịt bò Mỹ vì các trường hợp mắc bệnh não mô cầu (BSE hoặc "bệnh bò điên"). Đáng chú ý là trong bối cảnh của Hiệp định NAFTA, trong lệnh cấm, Canada và Mexico đã thay thế Nhật Bản trở thành thị trường xuất khẩu hàng đầu của thịt bò Mỹ.

Trên thị trường thịt bò Nhật Bản, Mỹ phải cạnh tranh với Australia, New Zealand và ở mức độ thấp hơn là Canada và Mexico. Sau cuộc khủng hoảng bệnh bò điên, Australia đã thay thế Mỹ và hiện là nhà xuất khẩu thịt bò lớn nhất sang Nhật Bản, với tổng xuất khẩu là 1,8 tỷ USD vào năm 2016. Mỹ đã được khôi phục lại kể từ lệnh cấm 2003-2006 và hiện chỉ cung cấp một nửa số lượng nhập khẩu. Một yếu tố làm nên thành công của Australia là Hiệp định đối tác kinh tế Nhật Bản - Australia (JAEPA) năm 2015, giúp giảm thuế nhập khẩu mà nước này phải đối mặt. Sự chênh lệch này đã tăng lên đáng kể khi Tổng thống Trump rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - nay là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) tuyên bố rằng, các quốc gia thành viên không thể phân biệt đối xử với các quốc gia thành viên khác và không thể đưa ra các ưu đãi hoặc tỷ lệ đặc biệt mà không cung cấp cho tất cả các thành viên khác - được gọi là đối xử tối huệ quốc (MFN). Tuy nhiên, WTO có ngoại lệ cho phép các thành viên thiết lập các hiệp định thương mại hoặc thỏa thuận đối tác kinh tế chỉ áp dụng cho hàng hóa được giao dịch trong nhóm.

JAEPA và NAFTA là hai ví dụ về ngoại lệ WTO này. Hiệp định CPTPP cũng như vậy, thay thế các quy tắc của WTO và cho phép các thành viên CPTPP nhận được tỷ lệ MFN tốt hơn, mà không có Mỹ. Việc thiếu một hiệp định hợp tác kinh tế giữa Mỹ và Nhật Bản đã trở nên rõ ràng trong năm qua. Nhật Bản đã ban hành các thuế quan tự vệ khẩn cấp, tăng thuế đối với thịt bò đông lạnh lên 50% từ 38,5%. Mức tăng này được cho phép theo quy định của WTO khi nhập khẩu tăng hơn 17% so với năm trước trong bất kỳ quý nào của năm. Khi nhập khẩu thịt bò đông lạnh tăng 17,1% từ tháng 4 - 6/2017 (quý tài chính đầu tiên của Nhật Bản), biện pháp bảo vệ khẩn cấp đã được thực hiện. Việc tăng thuế suất có hiệu lực cho đến hết năm tài chính của Nhật Bản (ngày 31/3/2018). Ngược lại, Australia phải đối mặt với mức thuế suất 27,2%.

Nếu là thành viên của CPTPP, Mỹ cũng sẽ được miễn thuế tự vệ toàn cầu từ Nhật Bản như JAEPA đã miễn cho Australia. JAEPA miễn cho Australia khỏi bị tăng thuế nhưng cũng đã hạ thuế suất. Mức thuế thịt bò tiêu chuẩn 38,5% mà Mỹ phải đối mặt chỉ là 30,5% đối với Australia về thịt bò đông lạnh (giảm xuống còn 19,5% trong 18 năm) và giảm xuống còn 32,5% đối với thịt bò tươi (giảm dần xuống còn 23,5% trong 15 năm). Mỹ sẽ không chỉ được thoát khỏi việc tăng thuế theo CPTPP, mà sẽ thiết lập mức thuế thịt bò tươi và đông lạnh mới chỉ 27,5% trong năm đầu tiên của hiệp định, giảm dần mỗi năm cho đến khi thuế suất cuối cùng là 9% vào năm 16. Ví dụ vào tháng 8/2017, nhập khẩu thịt bò đông lạnh của Mỹ giảm 26% trong khi nhập khẩu của Australia tăng 30%. Thuế quan tăng cũng dẫn đến sự thay đổi đối với thịt bò ướp lạnh - vốn không phải đối tượng bị tăng thuế - chứng kiến nhập khẩu của Mỹ tăng 55%. Hiệp định JAEPA, với mức thuế thấp hơn và miễn thuế tự vệ khẩn cấp, mang lại cho Australia một lợi thế cạnh tranh đáng kể trong thị trường thịt bò Nhật Bản. Australia đã chiếm hơn một nửa số lượng thịt bò nhập khẩu của Nhật Bản, một thị phần sẽ ngày càng phát triển khi Hiệp định CPTPP được thực thi mà không có Mỹ. Mỹ sẽ mất thêm thị trường thịt bò ở Nhật Bản khi Australia, Canada và New Zealand đều áp dụng mức thuế thịt bò thấp hơn theo CPTPP.

V.D

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/bai-hoc-ve-chinh-sach-thuong-mai-cua-thi-truong-thit-bo-nhat-ban-117079.html