Bài thuốc chữa cảm lạnh cực kỳ hữu hiệu vào mùa đông

Cảm lạnh không phải bệnh nặng nhưng rất làm người khó chịu. Thay vì cố ngao cho đến khi lành bệnh, hãy áp dụng những phương pháp sau để mau khỏe mạnh trở lại.

Khi bị cảm lạnh, chúng ta không cần đi khám hay uống thuốc mà chỉ nên nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước và bệnh có thể khỏi trong vòng 7-10 ngày.

Tuy vậy, với cuộc sống bận rộn hiện đại, thời gian đó cũng là quá lâu. Hay áp dụng những phương pháp đơn giản nhưng cực hiệu quả sau để bệnh cảm lạnh đỡ ngay nhé.

Uống trà gừng tươi

Gừng tươi 30-40g thái thật mỏng cho nước sôi hãm thêm ít mật ong uống ngày vài lần. Tác dụng giải phong hàn, làm ra mồ hôi, ấm tỳ vị, tiêu đờm, cầm nôn.

Xông hơi

Xông hơi chứa các thành phần tự nhiên như menthol và eucalyptus giúp thông mũi và có tác dụng chống vi khuẩn. Xông hơi không giúp xử lý tắc nghẽn một cách chủ động như một loại thuốc trị tắc nghẽn, nhưng mùi tinh dầu bạc hà mạnh sẽ đánh lừa não bạn nghĩ rằng bạn đang thở qua mũi không bị tắc.

Ăn cháo giải cảm

Gạo 100g, rau tía tô, hành hoa, gừng tươi mổi vị 20-30g thái nhỏ, trứng gà 1quả thêm tiêu mắm muối gia vị vừa đủ cho vào tô khi cháo chín nhừ đổ chung ăn nóng cho ra mồ hôi, sau đó đắp mền cho ra mồ hôi. Bài này không chỉ chữa trị chứng cảm lạnh còn trị các chứng cảm mạo tứ thời.

Cháo thịt gà

Thịt gà mái ghẹ 100g nấu cháo cho thêm gia vị gừng, hành, tiêu mắm muối vừa đủ nấu cháo ăn tuần một vài lần. Theo sách Tuệ Tĩnh “thịt gà mái vị chua tính bình không độc trị phong hàn thấp, bổ 5 chứng hư lao…” đây là món ăn bài thuốc dùng rất thích hợp người dương khí hư, cảm phong hàn, hoặc ăn các món cháo khác chế biết từ: thịt chim bồ câu, chim cu, cá trắm hoặc cá mè, cá chép, cho thêm hành gừng đều có tác dụng giải ngoại cảm phong hàn…

Vitamin C

Dùng vitamin C trước khi bị cảm lạnh có thể rút ngắn thời gian tồn tại các triệu chứng và có thể cũng có lợi cho những người bị nhiễm vi-rút thường xuyên. Đây là loại vitamin bạn nên dùng cả năm để duy trì sức khỏe.

Thuốc xịt mũi và nước muối

Sự kết hợp các thuốc xịt mũi (streroid xịt mũi như flonase, nasacort, nasonex và các thuốc kháng histamin trong mũi như astelin, astepro, patanase) và nước muối súc miệng là có hiệu quả nhất trong việc chống lại các triệu chứng cảm lạnh và cúm vì chúng hoạt động trực tiếp tại mũi và họng để giảm viêm, sổ mũi, ho, và đau họng.

Các thuốc xịt mũi giúp làm ẩm niêm mạc mũi và có thể giúp loại bỏ dịch tiết để giảm tắc nghẽn, trong khi súc miệng nước muối có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp trên và có thể giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Súc miệng nước muối có thể giảm và làm loãng chất nhầy, giúp loại bỏ vi khuẩn và các chất gây dị ứng. Chỉ cần hòa tan 1 thìa nước muối trong 1 cốc đầy nước và súc miệng bạn sẽ thấy hiệu quả.

Minh Khôi (T/h)

Nguồn ĐS&PL: https://doisongphapluat.com/doi-song/suc-khoe-lam-dep/bai-thuoc-chua-cam-lanh-cuc-ki-huu-hieu-vao-mua-dong-a305611.html