Bài thuốc đông y đặc trị lạnh tử cung

Trong Đông y, lạnh tử cung được hiểu là khí huyết, kinh nguyệt ở tử cung của người phụ nữ không được tốt, ảnh hưởng tới việc thụ thai do trứng không thể làm tổ được.

Dấu hiệu nhận biết lạnh tử cung

Đau bụng kinh (Thống kinh): Khi có kinh, cảm thấy đau bụng, máu kinh sẫm màu và vón cục. Đây là dấu hiệu rõ nhất nhận biết chứng lạnh tử cung.

Kinh nguyệt bất thường: Thời gian có kinh sớm hơn hoặc muộn hơn, lượng ít hơn, khí hư nhiều hơn, mỏi lưng, hai vú sưng đau, có chị em cảm thấy buồn nôn.

Lạnh tử cung

Sợ lạnh: Dấu hiệu nhận biết chứng lạnh tử cung còn ở chỗ chân tay lạnh hoặc có cảm giác toàn thân bị lạnh, khí hư đặc và nhiều.

Thể tạng suy nhược, dễ béo phì: Chị em mắc chứng lạnh tử cung dễ béo phì, hụt hơi, mất ngủ, mộng mị, lượng máu kinh ít, dễ mệt mỏi, sắc mặt kém, chóng mặt, đau đầu, miệng nhạt vô vị, thèm ăn đồ cay, tiểu tiện nhiều, giảm ham muốn vợ chồng ...

Tình trạng tử cung lạnh có thể xuất phát từ nguyên nhân bẩm sinh hoặc do người phụ nữ quá lao lực, căng thẳng, mệt mỏi, hư hàn… Những phụ nữ thường xuyên ăn uống kém, cơ thể thiếu dưỡng chất trong một thời gian dài, làm khí huyết tới tử cung kém cũng là nguyên nhân gây tử cung lạnh.

Các bài thuốc Đông y giúp ôn ấm tử cung cho chị em

Trà gừng giúp làm ấm, giải hàn khí, sau khi ăn cơm, uống 1 cốc trà gừng rất tốt đối với chứng lạnh tử cung.

50g đường đỏ (có thể theo khẩu vị) và 4 lát gừng tươi bỏ vỏ đun sôi 4-5 phút, uống khi có kinh.

Hoàng kỳ, đại táo hoặc đương quy sắc nước uống.

Long nhãn 30g, đại táo 50g, đậu đỏ 150g ngâm 2 tiếng, 1.5l nước. Nấu đậu đỏ, táo sôi mới cho long nhãn vào, tiếp tục đun nhỏ lửa trong 1 tiếng.

Trứng gà 2 quả, đại táo 8 quả, câu kỷ tử, đường đỏ tùy khẩu vị. Cho trứng gà, đại táo vào nồi đun sôi 10 phút, vớt trứng gà bóc vỏ, lại cho vào nồi, thêm đường đỏ, sau cùng, cho câu kỷ tử, đun thêm 5 phút là được.

Các bài thuốc Đông y giúp ôn ấm tử cung cho chị em

Đậu đỏ 50g ngâm nước, đại táo khô 5 quả, câu kỷ tử 10g, 1 miếng gừng, đường đỏ tùy khẩu vị, nấu sôi uống.

Đậu đen 1 bát nhỏ đãi sạch, ngâm nước đến khi trương lên, cho vào nồi, đổ thêm nửa lít rượu trắng (rượu ngập đậu 2cm) hầm nhỏ lửa 15-20 phút. Đậu đen nguội ăn mỗi ngày vài nắm. Nếu đậu nhiều, có thể bảo quản trong tủ lạnh.

Đỗ đen rang chín, nghiền bột, óc chó rang chín, bỏ vỏ, nghiền mịn, mỗi thứ lấy một thìa, pha vào 1 cốc sữa bò, thêm mật ong uống.

Trứng gà 1 quả, khoét lỗ, cho 1,5g hồng hoa vào, đánh đều, hấp chín. Khi có kinh ngày thứ 2 bắt đầu ăn, mỗi ngày 1 quả, liên tục 9 ngày. Đợi kỳ kinh tiếp theo cũng lặp lại như trên, liên tục 3-4 tháng. Có tác dụng hoạt huyết, tan huyết ứ, làm ấm tử cung.

Huyền hồ (diên hồ sách) 20g, cỏ ích mẫu 50g, 2 quả trứng gà, cho vào nồi nấu đợi trứng gà chín, bóc vỏ, lại cho vào nồi nấu thêm 20 phút, uống nước thuốc, ăn trứng gà. Bài thuốc giúp trị đau bụng kinh, bổ máu, nhuận sắc, làm ấm tử cung. Theo Đông y, huyền hồ hoạt huyết, lợi khí, tán ứ, giảm đau, trị kinh nguyệt không đều, đau bụng ra khí hư, chữa đau do ứ huyết. Lưu ý, không được sử dụng huyền hồ cho thai phụ, có kinh trước kỳ, bị huyết hư, rong huyết, băng kinh, sản hậu.

Ngoài ra, chị em bị chứng lạnh tử cung cần chú ý giữ ấm cơ thể; mát xa huyệt dũng tuyền để bảo vệ dương khí, phòng lạnh tử cung; giảm ăn những thực phẩm tính hàn như: Cải thảo, củ cải, dưa hấu, dưa chuột, trà xanh ... tăng cường các thực phẩm tính ấm, bổ máu: Đậu phộng, hạt óc chó, thịt gà, thịt chó, thịt dê, cá tươi, tôm, nhãn, quế ... và tích cực vận động giúp lưu thông tuần hoàn máu, lưu thông khí huyết, làm ấm cơ thể cũng như làm ấm tử cung.

Nguồn Gia Đình VN: http://www.giadinhvietnam.com/bai-thuoc-dong-y-dac-tri-lanh-tu-cung-d116553.html