Bạn biết gì về bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết?

Thời tiết giao mùa thường kéo theo bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết. Theo dõi cơn sốt và các triệu chứng toàn thân của trẻ là cách phụ huynh ngăn những biến chứng xấu.

Năm nay, bệnh tay chân miệng đánh dấu sự xuất hiện trở lại của chủng virus Enterovirus 71 từng gây đại dịch trên cả nước năm 2011. Điều đáng lo ngại là số ca mắc bệnh vẫn có xu hướng tiếp tục gia tăng.

Dịch tay chân miệng, sốt xuất huyết đang diễn ra đồng thời tại các tỉnh Nam Bộ, khiến nhiều phụ huynh nhầm lẫn dấu hiệu nhận biết. Mỗi bệnh lại có hướng phòng ngừa, chăm sóc và điều trị khác nhau mà phụ huynh cần lưu ý.

Tính đến đầu tháng 10, cả nước ghi nhận 61.821 trường hợp mắc tay chân miệng rải rác tại 63 tỉnh, thành phố. Trong đó có 29.324 trường hợp nhập viện và 6 trường hợp tử vong tại 5 tỉnh, thành phố thuộc khu vực phía Nam. So với năm 2017, số ca bị tay chân miệng cả nước giảm 18,9%, số trường hợp nhập viện giảm 14,9%.

Đặc biệt, số ca bệnh chủ yếu ở trẻ dưới 10 tuổi (chiếm 99,5%), trong đó nhóm 1-5 tuổi, đi nhà trẻ và mẫu giáo chiếm 79% và dưới 1 tuổi chiếm 17%.

Bệnh tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin dự phòng. Bệnh thường lây lan nhanh vào tháng 9 đến tháng 11 hàng năm, đặc biệt là mùa đầu năm học mới do vệ sinh cá nhân, môi trường chưa đảm bảo, đặc biệt là kỹ năng vệ sinh cho trẻ chưa thật sự nhuần nhuyễn.

Tay chân miệng do vi trùng đường ruột Ente'virus (EV71) và Coxcakieruses gây ra. Nhiễm EV71 thường liên quan đến các biến chứng thần kinh nặng và có thễ dẫn đến tử vong vì gây nhiễm và tấn công tế bào. EV71 gây biến chứng thần kinh cao gấp 5,1 lần so với nhiễm các virus đường ruột khác gây bệnh tay chân miệng.

Sau khoảng thời gian 24 giờ, virus sẽ đi đến các hạch bạch huyết xung quanh, từ đây chúng xâm nhập vào máu gây nhiễm khuẩn huyết trong một khoảng thời gian ngắn. Từ nhiễm khuẩn huyết, virus đến niêm mạc miệng và da.

Virus gây bệnh chủ yếu lây theo đường tiêu hóa và thường trải qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn khởi phát: Kéo dài 1-2 ngày, lúc này trẻ sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.

Giai đoạn toàn phát: Kéo dài 3-10 ngày, người mắc bệnh xuất hiện vết loét đỏ hay phỏng nước 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, dễ nhầm lẫn với chứng nhiệt miệng. Lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông có thể nổi hồng ban dạng phỏng nước, chứ không phải dạng ban đỏ như sốt phát ban hay sốt xuất huyết.

Sốt cao trên 39 độ C kèm quấy khóc liên tục, khó ngủ hoặc ngủ li bì, giật mình, hốt hoảng, chới với, nôn ói nhiều, bỏ bú, yếu liệt tay chân... là dấu hiệu cảnh báo sớm biến chứng, cần đến bệnh viện ngay. Nếu trễ 6-12 tiếng, bệnh có thể trở nặng, trẻ lừ đừ, run chi, trợn mắt, rung giật cơ, tim nhanh, mạch nhanh, thở nhanh và có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, dẫn đến tử vong.

Giai đoạn lui bệnh: Trẻ hồi phục trong 3-5 ngày nếu không có biến chứng.
Sau khi trẻ mắc bệnh và dần hồi phục, phụ huynh cần theo dõi cơn sốt của trẻ, cho uống thuốc hạ sốt khi thấy nhiệt độ thân nhiệt trên 38,5 độ C theo chỉ dẫn của bác sĩ, chọn thuốc vị cam nếu trẻ khó uống. Phụ huynh cũng cần cho trẻ tắm trong phòng kín gió với xà phòng sát khuẩn vì sữa tắm không đủ khả năng diệt khuẩn. Ngoài ra, trẻ cần được vệ sinh răng lưỡi hàng ngày bằng nước muối để tránh bội nhiễm và cho ăn đồ mát, mềm, loãng.

Các loại quần áo, tã lót, khăn… của trẻ bị bệnh tay chân miệng sau khi giặt sạch bằng xà phòng cần sát khuẩn bằng nước sôi hoặc nước có pha hóa chất cloraminB và không giặt chung với các loại quần áo của trẻ lành.

Đặc biệt, để phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho con, phụ huynh cần tập cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày. Đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ, phụ huynh cũng cần phải vệ sinh tay sạch sẽ.

Trong 8 tháng đầu năm 2017, cả nước đã ghi nhận 90.626 trường hợp mắc, 24 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2016 (54.003/17), số mắc tăng 67,8%, số tử vong tăng 7 trường hợp. Thậm chí, số lượng này đã gần bằng tổng số bệnh nhân mắc sốt xuất huyết năm 2016 (126.090 ca, 43 người tử vong), vượt đỉnh dịch cao nhất trong vòng 10 năm trở lại. Điều đáng quan tâm là con số này ghi nhận khi chưa vào mùa cao điểm của sốt xuất huyết tháng 9-11.

Trong 8 tháng đầu năm nay, Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM cho biết thành phố có hơn 6.200 ca nhập viện vì sốt xuất huyết, giảm 36% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi vằn Aedes truyền virus Dengue gây ra. Biến chứng thường gặp nhất khi bị sốt xuất huyết là thoát huyết tương. Đó là hiện tượng huyết tương bị thoát qua thành mạch, kéo theo nước dẫn đến mất một lượng nước lớn trong tuần hoàn gây trụy mạch.
Nguy hiểm hơn, nếu lượng huyết tương bị thoát lớn, ồ ạt sẽ gây bụng to, cổ trướng. Loại biến chứng sốt xuất huyết nữa gây nguy hiểm là xuất huyết bất thường do rối loạn nguyên tố đông máu như: Chảy máu cam dữ dội, rong kinh, chỗ chích bị bầm tím, xuất huyết đường tiêu hóa, xuất huyết nội tạng... Ở người lớn, khi mắc bệnh sốt xuất huyết, tỷ lệ xuất huyết não chiếm 1%, máu chảy lan nhiều chỗ trong não. Đây là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ tử vong cao ở người lớn mắc bệnh này.

Sốt xuất huyết thường lây theo đường máu, phát triển qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn sốt: Người mắc bệnh sốt cao đột ngột 39-40 độ trong 2-7 ngày. Người lừ đừ, mệt mỏi, nhức đầu, đau sau hốc mắt, đau cơ, đau họng, buồn nôn, nôn, kèm viêm họng, viêm hô hấp trên, sổ mũi, tiêu chảy, dễ nhầm lẫn với cảm sốt thông thường.

Giai đoạn nguy hiểm: Người bệnh giảm sốt và có thêm biểu hiện thoát huyết tương với các biểu hiện tràn dịch màng phổi, màng bụng, nề mi mắt và da căng. Thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn tới tình trạng sốc, vật vã, da lạnh, tim đập nhanh, huyết áp tăng giảm đột ngột. Có thể xuất huyết dưới da, niêm mạc và nội tạng.

Giai đoạn hồi phục: Nếu không gặp biến chứng, thể trạng sẽ phục hồi dần, thèm ăn, đi tiểu nhiều và huyết động ổn định, nhịp tim bắt đầu chậm lại, bạch cầu và tiểu cầu tăng lên.

Người bệnh cần được đi khám ngay nếu thấy bồn chồn, kích thích vật vã, nôn tăng, đau bụng, chảy máu chân răng, chảy máu cam. Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ đánh giá thêm 3 dấu hiệu nữa gồm phù nề, tràn dịch; gan to; tiểu cầu giảm để xác định trẻ bệnh nặng.

Với trẻ nhỏ sốt sốt cao, phụ huynh có thể hạ sốt bằng paracetamol - tổng liều không quá 60 mg/kg cân nặng trong 24h. Phụ huynh cần lưu ý không dùng aspirin, analgin, ibuprofen vì có thể gây xuất huyết, toan máu. Nếu thân nhiệt trẻ vẫn không hạ thì có thể nằm phòng điều hòa 27-28 độ C và cần bù nước, tốt nhất là uống oresol. Bệnh nhân đang sốt cao, phản ứng của cơ thể rất mạnh, không tự ý truyền dịch để tránh gây sốc, nguy hiểm đến tính mạng.

Với hoạt chất chính là paracetamol có mùi cam, vị ngọt giúp bé giảm nhanh cơn sốt. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (288 Bis Nguyễn Văn Cừ, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Độc giả tham khảo thông tin chi tiết qua hotline: 0292.3891433.

Giang Di Linh
Thiết kế: Quốc Vinh

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/ban-biet-gi-ve-benh-tay-chan-mieng-sot-xuat-huyet-post888424.html