Bản quyền Miss Universe tại các quốc gia Châu Á bắt đầu có biến động, số phận hệt như Việt Nam

Miss Universe Campuchia lẫn Myanmar đều lần lượt thông báo đổi chủ.

Mới đây, công ty Cambodian International Models đưa ra thông báo đến với khán giả toàn cầu rằng mình sẽ không còn sở hữu bản quyền Miss Universe Cambodia (Hoa hậu Hoàn vũ Campuchia) khiến nhiều người lại rơi vào trạng thái tiếc nuối.

Nội dung bài đăng được chính Giám đốc - Romyr Libo-on ký xác nhận như sau:

"Đơn đăng ký nhượng quyền của Hoa hậu Hoàn vũ Campuchia thông qua Người mẫu Quốc tế Campuchia (CIM) chưa được Tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ chấp thuận.

Chúng tôi muốn nhân cơ hội này bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả các đối tác, nhà tài trợ, người bảo trợ, người ủng hộ, người hâm mộ và các ứng cử viên vì đã truyền cảm hứng cho chúng tôi tổ chức cuộc thi trong 6 năm qua.

CIM sẽ tiếp tục làm việc trong lĩnh vực sắc đẹp và mang đến cho Phụ nữ Campuchia nền tảng để họ có thể trình bày các quan điểm ủng hộ của mình, lên tiếng về các nguyên nhân liên quan và giới thiệu văn hóa, bản chất và bản sắc của quốc gia. Hãy theo dõi sự thay đổi kế hoạch sản xuất của chúng tôi. Hãy yên tâm, chúng tôi sẽ tiếp tục mang đến những chương trình chất lượng".

Tổ chức Cambodian International Models tuyên bố nói chia tay với bản quyền cử thí sinh đến Miss Universe. Manita Hang là mỹ nhân cuối cùng mà đơn vị này "xuất khẩu" đến đấu trường Hoa hậu Hoàn vũ

Tổ chức Cambodian International Models tuyên bố nói chia tay với bản quyền cử thí sinh đến Miss Universe. Manita Hang là mỹ nhân cuối cùng mà đơn vị này "xuất khẩu" đến đấu trường Hoa hậu Hoàn vũ

Chưa dừng lại ở đó, sau vụ việc của Hoa hậu Hoàn vũ Campuchia, chuyên trang sắc đẹp Sash Factor cũng cho biết Miss Universe Myanmar sẽ đổi chủ nhân mới trong thời gian sắp tới.

Việt Nam, Campuchia và Myanmar đều là những quốc gia bị ảnh hưởng bởi chính sách mới của Miss Universe. Các đơn vị liên tục từ bỏ bản quyền vì đấu thầu thất bại.

Zar Li Moe - đại diện Myanmar trên sân khấu Miss Universe 2022.

Trước đó, chủ Miss Universe - nữ tỷ phú Anne Jakrajutatip đã ra chỉ thị, các đơn vị đang nắm giữ bản quyền cuộc thi buộc phải đấu giá và tranh chấp với nhiều đơn vị khác để có thể tiếp tục tổ chức trong năm 2023. Ai chi trả hợp lệ và đáp ứng đầy đủ yêu cầu từ phía cuộc thi mẹ sẽ đấu thầu thành công. Theo một số nguồn thạo tin, con số để tranh giành được bản quyền Miss Universe cấp quốc gia lên đến vài triệu đô/năm.

Mở màn tiên phong trong việc "cạch mặt" Miss Universe là quốc gia Ghana, tiếp đến là Belize, Cayman Islands. Sân chơi Hoàn vũ dường như không còn phù hợp dành cho những đất nước có kinh tế khó khăn.

Việt Nam, Campuchia, Myanmar là những quốc gia Châu Á tiếp theo biến động do ảnh hưởng bởi "cách mạng thay máu" của Anne Jakrajutatip. Nhiều người hâm mộ còn khẳng định rằng, với nữ tỷ phú Thái lan, bà ấy không cần biết đơn vị nào đã cống hiến được bao lâu cho hai chữ Miss Universe, chỉ cần ai có tiền hơn, tự động bạn sẽ thắng trên thương trường.

Do đó, nhiều giám đốc quốc gia đã cảm thấy bất bình về công sức và thương hiệu của mình gây dựng nên dễ dàng rơi vào tay người khác, chỉ vì họ trả tiền cao hơn.

Mia

Nguồn SaoStar: https://saostar.vn/nguoi-mau-hoa-hau/ban-quyen-miss-universe-tai-cac-quoc-gia-chau-a-bat-dau-co-bien-dong-202303021639162233.html