Bàn tròn: 'Làm gì để phát huy vai trò của trí thức Việt Nam?'

Trước nhu cầu đất nước cần phải được phát triển mạnh mẽ và vững chắc hơn nữa sau hơn 30 năm Đổi Mới, thay vì chờ đợi một định nghĩa thống nhất về trí thức, xã hội Việt Nam đương đại có vẻ như đã và đang đồng thuận với câu 'Hiền tài là nguyên khí quốc gia'.

Nhận định đó rõ ràng là một chân lý mà ông cha ta đúc kết từ lịch sử dựng nước và giữ nước về vai trò quan trọng của người trí thức đối với quốc gia, dân tộc. Sự hiểu biết và tinh thần dấn thân - tri và hành là hai phẩm chất mà thiếu đi một sẽ không thể làm nên người trí thức, hay nói cách khác đã làm nên sứ mệnh của người trí thức, khiến họ vừa có đặc quyền vừa có đặc nhiệm bảo toàn truyền thống tự do, nhân bản, lý trí và sự tiến bộ - gia sản quý báu nhất mà nhân loại có được qua quá trình phát triển.

Lịch sử của nhân loại và của chính dân tộc ta cho thấy rằng, ngay trong các thời kỳ đen tối nhất và trong những điều kiện gian nan, thử thách nhất, nhiều cá nhân trí thức đã biết vượt lên bản thân, đặt quyền lợi riêng tư của mình xuống dưới quyền lợi của toàn thể xã hội, chống lại sự áp đặt của những gì thuộc về phản trí thức, phi lý, ngu dân và phi nhân...

Hành xử đó luôn luôn đòi hỏi rất nhiều can đảm, trong sạch và năng lực, đồng thời đã khiến người trí thức trở thành lương tri của xã hội và là người phát ngôn của những lực lượng tiến bộ mà trong bất kỳ thời kỳ lịch sử nào xã hội cũng có.

Trung tâm Khoa học giáo dục liên ngành (ICISE) ở Quy Nhơn (Bình Định) được khánh thành năm 2013 do vợ chồng Giáo sư Trần Thanh Vân cùng những người bạn thiện nguyện xây dựng đã trở thành ngôi nhà chung cho khoa học Việt Nam và thế giới. Đến nay 14 lần Gặp gỡ Việt Nam đã diễn ra, thu hút hàng nghìn nhà khoa học nổi tiếng, trong đó có nhiều nhà khoa học đoạt giải Nobel. Các khóa học quốc tế theo chuyên đề cũng được tổ chức hàng năm từ 1994, nhằm đào tạo chuyên sâu cho sinh viên, nghiên cứu trẻ Việt Nam và châu Á. Ảnh: CTV

Trung tâm Khoa học giáo dục liên ngành (ICISE) ở Quy Nhơn (Bình Định) được khánh thành năm 2013 do vợ chồng Giáo sư Trần Thanh Vân cùng những người bạn thiện nguyện xây dựng đã trở thành ngôi nhà chung cho khoa học Việt Nam và thế giới. Đến nay 14 lần Gặp gỡ Việt Nam đã diễn ra, thu hút hàng nghìn nhà khoa học nổi tiếng, trong đó có nhiều nhà khoa học đoạt giải Nobel. Các khóa học quốc tế theo chuyên đề cũng được tổ chức hàng năm từ 1994, nhằm đào tạo chuyên sâu cho sinh viên, nghiên cứu trẻ Việt Nam và châu Á. Ảnh: CTV

Trong giai đoạn hiện nay, để nền kinh tế và khoa học kỹ thuật của đất nước phát triển kịp với đà tiến bộ vượt trội của thế giới, một trong những trọng trách cao cả của trí thức và đội ngũ trí thức nước ta là phải tham gia trực tiếp, đóng góp trực tiếp vào sự nghiệp đổi mới toàn diện các lĩnh vực của đời sống, phải góp phần xứng đáng vào việc xây dựng môi trường pháp lý và nhân văn để phát triển lành mạnh nền dân chủ ở nước ta, đem sức mạnh của dân chủ - pháp quyền, với tinh thần pháp luật là tối cao, thượng tôn pháp luật, kiểm soát quyền lực để quyền lực không bị tha hóa, không làm tổn hại tới dân chủ và quyền làm chủ của dân.

Vấn đề đặt ra là cần phải có cơ chế gì để trí thức Việt Nam có thể thực hiện trọng trách đó, đóng góp tốt nhất cho đất nước? Và đó cũng là chủ đề của Bàn tròn Trí thức do Người Đô Thị tổ chức trên mặt báo nhân dịp nước ta kỷ niệm 74 năm ngày thành lập nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á.

Các vị khách mời đến với Bàn tròn này là Đại biểu Quốc hội - Luật sư Trương Trọng Nghĩa; TS. triết học, luật học Nguyễn Hữu Liêm (Hoa Kỳ); TS. Bùi Trân Phượng (cựu hiệu trưởng Đại học Hoa Sen); Luật sư GS-TS. Nguyễn Vân Nam; Kỹ sư Nguyễn Anh Tuấn.

NĐT

>> Chúng tôi chỉ là “phu lát đường”

>> Nguyễn Thục Quyên: Khoa học gia trong top quyền lực của thế giới

>> TS. Vũ Duy Thức: Ấn tượng trí tuệ Việt ở thung lũng silicon

>> Trò chuyện với người được Google “tam cố thảo lư”

>> Dương Ngọc Thái: Từ Xóm Đẻ quận 4 đến Silicon Valley

>> Đặng Văn Lâm và niềm hạnh phúc lặng lẽ

>> Phạm Thị Hương Giang (Jang Kều): “Giữ mình tự do làm điều mong muốn”

Nguồn Người Đô Thị: http://nguoidothi.net.vn/ban-tron-lam-gi-de-phat-huy-vai-tro-cua-tri-thuc-viet-nam-20242.html