Báo động rác thải nhựa ngập tràn các địa điểm nổi tiếng thế giới

Rác thải nhựa có thể ảnh hưởng tới đời sống của động vật hoang dã và hệ sinh thái của chúng ta suốt nhiều năm.

Công viên quốc gia Minneriya ở Sri Lanka. Sri Lanka là "quê hương" của voi châu Á, loài động vật đang ở trong tình trạng nguy hiểm. Sri Lanka đứng thứ 5 thế giới về lượng rác thải nhựa mất kiểm soát, tính đến năm 2010.

Công viên quốc gia Tarutao ở Thái Lan. Thái Lan đứng thứ 6 trong danh sách mất kiểm rác thải nhựa tính đến năm 2010.

Một con sông ở Bangladesh. Năm 2018, Bangladesh là nước có tình trạng ô nhiễm không khí tồi tệ nhất thế giới, theo Báo cáo chất lượng không khí thế giới. Các dòng sông và các vùng đất của Bangladesh thường xuyên ngập trong rác thải.

Một bãi biển ngập rác thải của Hy Lạp. Theo Quỹ toàn cầu về Tự nhiên (WWF), Hy Lạp là nguồn phát sinh nhiều rác thải nhựa đổ về Biển Địa Trung Hải nhất.

Dòng sông Yamuna từng một thời yên bình bên cạnh ngôi đền Taj Mahal của Ấn Độ, giờ đây dường như trở thành bãi chứa rác thải nhựa.

Rác thải nổi trên mặt sông Dương Tử của Trung Quốc. Đây là con sống dài nhất châu Á và là con sông dài thứ 3 thế giới.

Bãi biển Artic. Rác thải nhựa bị cuốn lên bờ biển bởi những dòng thủy triều mạnh ở những nơi như Northern Svalbard, một trong những thành phố ở cực bắc của thế giới.

Ở thủ đô La Habana của Cuba, bạn sẽ không chỉ tìm thấy những khách sạn hạng sang - nơi nhiều người nổi tiếng tới nghỉ dưỡng, mà bạn sẽ thấy cả những đống rác thải nhựa nằm ngay trên đường như thế này.

Rác thải nhựa dập dềnh trên mặt nước ở bãi biển Sulaweisi, Indonesia cuối năm 2018.

Rác thải nhựa bị vứt lại ngay trên bãi cỏ bên cạnh Đấu trường Colosseum của Italy.

Vịnh Manila từng một thời nổi tiếng về vẻ đẹp của mình, giờ đây trở thành một trong những Vịnh ô nhiễm nhất thế giới. Nước ở đây bẩn tới nỗi chính quyền phải cấm bơi. Đây cũng là nơi phát hiện xác cá voi bị dạt lên bờ với đầy rác nhựa trong bụng.

Tương tự như đấu trường Colosseum ở Rome, Nhìn qua đống rác này bạn sẽ thấy tháp Eiffel - biểu tượng của nước Pháp.

Có thể bạn chỉ thấy có vài chai nhựa trong thùng rác bên ngoài một gôi đền cổ ở Hy Lạp. Thế nhưng những tác động mà nó gây ra sẽ không đơn giản chỉ có như vậy.

Con cá được làm từ rác thải nhựa bên bờ biển Brazil. Brazil là một trong những nước thải ra nhiều rác thải nhựa nhất thế giới, nhưng chỉ tái chế 1,28% trong số đó.

Một số động vật phải ăn rác thải nhựa bị bỏ lại trên đường phố Marakech (Ma Rốc) vì nhầm tưởng đó là thức ăn. Thật may là năm 2015, Ma Rốc đã ban hành quy định cấm sử dụng túi ni lông không thể tự phân hủy./.

Hoàng Phạm/VOV.VN (biên dịch)
Theo Gobankingrate

Nguồn VOV: https://vov.vn/the-gioi/bao-dong-rac-thai-nhua-ngap-tran-cac-dia-diem-noi-tieng-the-gioi-936767.vov