Báo động tình trạng rừng bị phá trái phép

Ngày 16-11-2011, Cục kiểm lâm (Tổng Cục lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, trong 10 tháng đầu năm của năm 2011, trên cả nước đã có 16.513,27 ha diện tích rừng bị thiệt hại, trong đó chỉ riêng tháng 10 có 207,27 ha rừng bị thiệt hại. Qua 10 tháng có đến 1.930,69 ha rừng bị phá trái phép, trong đó, tháng 10 có đến 268,36 ha rừng bị phá trái phép. Đặc biệt, số vụ vi phạm quy định quản lý bảo vệ rừng đã ở mức "báo động” khi xảy ra 24.350 vụ vi phạm, riêng tháng 10 xảy ra 1843 vụ.

Ngày 16-11-2011, Cục kiểm lâm (Tổng Cục lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, trong 10 tháng đầu năm của năm 2011, trên cả nước đã có 16.513,27 ha diện tích rừng bị thiệt hại, trong đó chỉ riêng tháng 10 có 207,27 ha rừng bị thiệt hại. Qua 10 tháng có đến 1.930,69 ha rừng bị phá trái phép, trong đó, tháng 10 có đến 268,36 ha rừng bị phá trái phép. Đặc biệt, số vụ vi phạm quy định quản lý bảo vệ rừng đã ở mức "báo động” khi xảy ra 24.350 vụ vi phạm, riêng tháng 10 xảy ra 1843 vụ.

16.513,27 ha diện tích rừng bị thiệt hại

Triển khai các biện pháp bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng đã được Chính phủ, các Bộ, ngành, cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo. Một số biện pháp cấp bách để bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng đã được tổ chức triển khai có hiệu quả. Các địa phương đã tăng cường đầu tư nguồn lực cho công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng. Các lực lượng chức năng đã mở nhiều đợt truy quét ở trong rừng, kiểm soát tại cửa rừng để phát hiện, xử lý nhiều vụ khai thác, vận chuyển, mua bán lâm sản trái pháp luật.

Theo Bộ này, do biến đổi của thời tiết, khô hạn, nắng nóng xảy ra ở nhiều nơi nên nguy cơ cháy rừng rất cao, đặc biệt là các tỉnh phía Bắc. Cùng với đó là nhu cầu về lâm sản và đất sản xuất ngày càng tăng đã gia tăng hành vi phá rừng trái pháp luật, chống người thi hành công vụ, tình hình di dân tự do, đời sống của người dân sống trong và gần rừng còn gặp nhiều khó khăn, tác động tiêu cực đến công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Quản lý chặt đốt nương rẫy vào mùa khô

Để khắc phục những thiếu sót, yếu kém trong công tác bảo vệ rừng, bảo đảm kỷ cương pháp luật, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, tại Chỉ thị số 1685, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện nghiêm túc một số công việc trọng tâm, cấp bách như: Kiểm tra diện tích rừng hiện có; Tổ chức rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các dự án chuyển đổi rừng sang các cây trồng khác và các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng; Rà soát diện tích rừng và đất lâm nghiệp do các lâm trường, công ty quản lý...

Thủ tướng cũng yêu cầu, cần quản lý chặt chẽ tình trạng dân di cư tự do tại cả nơi đi và nơi đến. "Bộ Công an chỉ đạo lực lượng công an địa phương quản lý chặt chẽ nhân khẩu, hộ khẩu; tập trung xử lý dứt điểm các vụ án tồn đọng; thống kê, phân hóa đối tượng "đầu nậu”, chủ đường dây buôn bán lâm sản trái pháp luật, kẻ chủ mưu, thuê, kích động xúi giục người dân phá rừng, chống người thi hành công vụ, khiếu kiện, vu khống, gây rối trật tự xã hội để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật”-Chỉ thị của Thủ tướng nêu rõ.

Để triển khai các biện pháp bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2011, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước về bảo vệ rừng và tổ chức thực hiện có hiệu quả biện pháp bảo vệ rừng theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Cùng với đó cần thường xuyên tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong cộng đồng dân cư về công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; tiếp tục tổ chức lực lượng kiểm lâm gắn với chính quyền, với dân, với rừng. Liên quan đến việc phòng cháy chữa cháy rừng, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã yêu cầu, trong thời kỳ khô hạn cần quy định cụ thể khu vực nghiêm cấm đốt nương làm rẫy và những hành vi dùng lửa, đồng thời cần hướng dẫn và quản lý chặt chẽ việc đốt nương làm rẫy theo quy hoạch.

Thùy Dương

Gửi cho bạn bè

Bản in

Nguồn Đại Đoàn Kết: http://daidoanket.vn/index.aspx?chitiet=42250&menu=1479&style=1