Bạo loạn vì sắc tộc thách thức 'Mỹ trước tiên' của Trump

Khi tự do và dân chủ hình thành trong quá trình phát triển thì đoàn kết mới bền vững. Đây là điều xã hội Mỹ chưa có được, khiến cơn cuồng phong..

Nước Mỹ hỗn loạn vì bạo động liên quan đến sắc tộc

Làn sóng biểu tình "Tôi không thở được", ủng hộ George Floyd - người đàn ông gốc Phi bị cảnh sát tì đè đến chết hôm 25/5 ở Minneapolis - đang như nhấn chìm cả nước Mỹ, biểu tình bùng phát thành bạo động và máu đã đổ tại xứ cờ hoa.

The Guardian cho hay, một vụ nổ súng xảy ra vào khoảng 23h30 tối 29/5, gần khu giải trí Greektown, ở Detroit, bang Michigan đã khiến một nam thanh niên thiệt mạng. Nạn nhân 19 tuổi bị thương nặng vì trúng đạn, sau đó qua đời tại bệnh viện.

Sở Cảnh sát thành phố Detroit cho biết, nghi phạm đi trên một chiếc ô tô hiệu Dodge Durango màu xám. Dù chưa thể xác nhận nạn nhân có tham gia biểu tình hay không, nhưng sự cố xảy ra tại trung tâm thành phố, nơi người biểu tình đang tập trung.

Trong khi đó, Cảnh sát trưởng thành phố Detroit James Craig cho biết một người đã bị bắt vì đã lợi dụng tình hình bạo loạn để cố tình đâm xe vào lực lượng cảnh sát làm nhiệm vãn hồi trật tự.

Cơn cuồng phong "Tôi không thở được" đang nhấn chìm nước Mỹ

Cơn cuồng phong "Tôi không thở được" đang nhấn chìm nước Mỹ

Thậm chí, khi làn sóng phẫn nộ dâng cao, những người biểu tình bạo động đã đốt cháy một đồn cảnh sát, buộc các nhân viên thực thi pháp luật phải sơ tán khỏi mái nhà bằng trực thăng.

“Tôi sẽ không ngồi yên và để cho một nhóm thiểu số, phạm tội, tràn vào và tấn công các sĩ quan, khiến cho cộng đồng trở nên thiếu an toàn. Hãy hiểu rằng, chúng tôi sẽ không khoan nhượng”, ông James Craig cảnh báo.

Trong khi đó, tại Oakland, bang California, hôm 30/5: "Hai sĩ quan của Cơ quan Bảo vệ Liên bang đóng tại Oakland đã bị thương do trúng đạn. Thất không may là một người đã chết", CNN dẫn thông báo của Sở cảnh sát thành phố Oakland.

Còn tại thủ đô Washington, người biểu tình đã tụ tập bên ngoài Nhà Trắng, hô vang khẩu hiệu ủng hộ George Floyd và chỉ trích Tổng thống Trump. Ngoài xô đẩy và la hét, họ còn ném chai nước và một số vật thể khác về phía các sĩ quan.

Đối đầu giữa người biểu tình và lực lượng mật vụ Mỹ trước Nhà Trắng diễn ra trong nhiều giờ, đám đông đã có lúc tháo rào chắn, sau đó dồn ép hàng khiên chống bạo động. Lực lượng an ninh phải xịt hơi cay vào người biểu tình.

Trước diễn biến ngày càng trở nên phức tạp, đã có hơn 60 sĩ quan cảnh sát và đặc vụ đã bị thương trong việc ngăn chặn người biểu tình xung quanh Nhà Trắng, nhân viên đặc vụ đã phải đưa Tổng thống Trump xuống hầm trú ẩn.

“Chưa rõ điều gì đã xảy ra khiến cơ quan an ninh mật vụ phải đưa ông Trump xuống hầm trú ẩn - Trung tâm điều hành khẩn cấp của Tổng thống, thực hiện quy định đặc biệt trong bảo vệ tổng thống khi Nhà Trắng bị đe dọa”, theo The New York Times.

Những người biểu tình cũng tập trung bên ngoài tòa nhà Quốc hội Mỹ và dọc theo các con phố khác trong trung tâm thủ đô Washington, đập phá những chiếc xe của cơ quan mật vụ Mỹ. Một số tòa nhà trong vùng lân cận cũng bị phá hoại.

Tình hình căng thẳng đến mức Tổng thống Trump đã phải lệnh cho Bộ trưởng Quốc phòng Mask Esper xem xét lựa chọn các biện pháp quân sự để dập tắt tình trạng bất ổn đang lan rộng từ Minneapolis.

Và người đứng đầu Lầu Năm Góc, trong một động thái hiếm hoi, đã ra lệnh cho các đơn vị quân cảnh sẵn sàng triển khai đến các điểm nóng để đối phó với tình trạng bất ổn leo thang trên khắp nước Mỹ.

Binh sĩ trại Fort Bragg ở North Carolina và trại Fort Drum ở New York được lệnh sẵn sàng triển khai trong 4 giờ nếu được lệnh, còn ở trại Fort Carson, Colorado và Fort Riley ở Kansas được lệnh sẵn sàng triển khai trong 24 giờ, theo AP.

Bạo lực nhà nước đã phải sử dụng để trấn áp người biểu tình

Nền dân chủ Mỹ đang bị cơn cuồng phong "Tôi không thở được" thẩm định lại

1. Vòng luẩn quân của việc đưa tự do và dân chủ vào phạm trù Nhân quyền - các quyền cơ bản của con người

Theo nguyên tắc dân chủ Mỹ, quyền sống là quyền tối thượng của con người và luôn được bảo đảm. Tuy nhiên, sở hữu súng - một phương tiện có thể dễ dàng tước đoạt quyền được sống của người khác. Đây là một vòng luẩn quẩn.

Phương tiện tước đoạt mạng sống dễ dàng nhất được hợp pháp hóa khiến người dân sống trong một xã hội dân chủ nhưng quyền sự sống luôn dễ dàng bị tước bỏ, vì chỉ cần thêm ý là hành vi có thể hoàn thành.

Từ việc George Floyd bị nhân viên công lực tì đè đến từ vong, mà mọi quy phạm, từ quy phạm đạo đức, quy phạm xã hội đến quy phạm pháp luật đều bị xâm phạm, cho thấy nguyên tắc dân chủ không được tuân thủ, Nhân quyền không được tôn trọng.

Rõ ràng, sống trong xã hội dân chủ mà sự yên bình gần như chỉ còn là những khoảnh khắc, khi không ai có thể biết ngày mai ra sao, vì chỉ cần ý chí tước đoạt quyền sống trỗi dậy trong một cá nhân nào đó là mạng sống nhiều cá nhân dễ dàng bị tước đoạt.

Điều đó khiến cho cảm giác sợ hãi khi được sống trong xã hội tự do-dân chủ dần trở thành nỗi lo thường trực trong tâm trạng của những người may mắn được là công dân đất nước có tự do, dân chủ. Như vậy, nguyên tắc dân chủ đang bị thẩm định lại.

Theo giới phân tích, từ cơn cuồng phong "Tôi không thở được" đang cuộn dâng trên toàn nước Mỹ, đã đến lúc cần phải đóng khung dân chủ trong phạm trù Dân quyền gắn liền với thể chế chính trị và hình thức nhà nước, chứ không phải Nhân quyền.

Theo đó, những gì được gọi là tự do, dân chủ mà không tương thích với sự phát triển xã hội, làm suy yếu nhà nước, lung lay chế độ, làm ảnh hưởng lợi ích dân tộc và chủ quyền quốc gia, ảnh hưởng tới cuộc sống người dân, đều không thể tồn tại hợp pháp.

2. Cánh cửa tự do - dân chủ đã được mở không tương thích với tiến bộ xã hội

Theo các nghiên cứu lịch sử, khi xã hội loài người chưa có các quy phạm điều chỉnh hành động thì không có ý niệm tự do, khái niệm dân chủ, mà chỉ có sự tư do gắn liền với suy nghĩ “có thể làm bất cứ điều gì mình muốn”. Và bởi vậy nên xã hội rối loạn.

Khi người ta đặt ra quy phạm để điểu chỉnh xã hội vận hành theo những nguyên tắc nhất định, nghĩa là người ta đã “khép cái cửa tự do vô tổ chức, dân chủ vô nguyên tắc” và nó dần được mở ra cùng với sự phát triển của xã hội.

Tính hai mặt của mọi sự vật, hiện tượng luôn là bất biến nên việc “mở cửa cho tự do, dân chủ” để đảm bảo quyền con người, thúc đẩy xã hội phát triển cũng đồng thời làm xuất hiện những ảnh hưởng trái chiều của việc mở cửa ấy.

Tự do phải trong khuôn khổ - khuôn khổ của tự do chính là tiến bộ xã hội. Nếu vượt quá khuôn khổ thì tự do sẽ dẫn đến vô tổ chức và con người sẽ bị lệ thuộc, bị nô lệ vào “cái gọi là tự do” ấy.

Dân chủ phải có nguyên tắc - nguyên tắc của dân chủ chính là tiến bộ xã hội. Nếu vượt ra ngoài nguyên tắc thì sẽ dẫn tới dân chủ quá trớn, và con người ta sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn với những nguyên tắc của chính mình.

Tổng thống Trump chưa thể làm cho "nước Mỹ vĩ đại trở lại"

Khi “cánh cửa của tự do – dân chủ được mở” không hợp lý, không tương thích với sự phát triển của xã hội, từ đó sẽ gây ra một nghịch lý là càng tự do, càng dân chủ thì xã hội càng bất ổn.

Một xã hội văn minh phải hài hòa giữa tự do, dân chủ với tiến bộ xã hội, người dân được sống trong yên bình. Bởi khi xã hội yên bình, người dân sẽ cảm nhận được sự tự do hình thành một cách tất yếu trong quá trình vận hành của hệ thống chính trị.

Và khi xã hội phát triển thì người dân sẽ cảm nhận được giá trị của nền dân chủ hình thành một cách tự nhiên trong quá trình vận hành của bộ máy nhà nước - thực thể quan trọng nhất của hệ thống chính trị.

Một xã hội mà tự do và dân chủ được hình thành trong quá trình phát triển đất nước thì đoàn kết xã hội mới bền vững. Đây là điều xã hội Mỹ chưa có được, nên cơn cuồng phong "Tôi không thở được" dễ dàng nhấn chìm nước Mỹ.

Tổng thống Donald Trump có khao khát "làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại", nhưng đến nay thì đó chỉ là ước vọng, khi sự lệch pha giữa đời sống chính trị với đời sống xã hội còn quá lớn, dù vị tổng thống doanh nhân luôn hành động vì "nước Mỹ trước tiên".

Ngọc Việt

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/bao-loan-vi-sac-toc-thach-thuc-my-truoc-tien-cua-trump-3404047/