Báo Mỹ: F-35 chưa có cách vượt qua Buk-M3

Nhận định trên được tờ National Interest đưa ra khi Nga công bố thời điểm hệ thống phòng không Buk-M3 chính thức xuất hiện và được đưa vào trang bị.

Bộ Quốc phòng Nga ngày 16/3 ra tuyên bố cho biết, trong lễ kỷ niệm Ngày chiến thắng 9/5 tối đây, nhiều vũ khí sẽ chính thức xuất hiện, trong đó có hệ thống phòng không thế hệ mới Buk-M3.

"Nhiều hệ thống phòng không Nga sẽ được xuất hiện. Trong đó có 4 hệ thống Buk-M3 và bốn tổ hợp tên lửa đánh chặn khác là Tor-M2 sẽ lăn bánh qua Quảng trường Đỏ trong ngày 9/5", thông báo của Nga cho biết.

Hệ thống Buk-M3.

Hệ thống Buk-M3.

Ngoài ra, còn có ba phương tiện chiến đấu của hệ thống pháo phòng không Derivatsiya, bốn bệ phóng của hệ thống tên lửa đất đối không S-300V4 sẽ lần đầu tiên tham gia diễu hành quân sự.

Cùng với việc công bố những vũ khí phòng không mới sẽ tham dự sự kiện Ngày chiến thắng, theo kế hoạch trang bị được Bộ Quốc phòng Nga công bố, những vũ khí đưa vào trang bị trong năm 2020 lần lượt là tàu ngầm AIP, tàu ngầm hạt nhân Yasen-M.

Tiếp theo là loạt tê nlửa siêu thanh, tiêm kích Su-57... và đặc biệt là hệ thống phòng không thế hệ mới Buk-M3 - vũ khí được giới chuyên gia Mỹ đánh giá rất cao.

Sau khi bản danh sách được công bố, trang National Interest đã thừa nhận, tiêm kích tàng hình F-35 lại có thêm một đối thủ chưa có cách để vượt qua - đó chính là Buk-M3. Bởi hệ thống phòng không có khả năng cơ động cao với đặc tính kỹ chiến thuật còn tốt hơn cả S-300.

"Nga sẽ chuyển giao cho lực lượng phòng không mặt đất những hệ thống Buk-M3 đầu tiên ngay đầu năm 2020. Cùng với đó là 6 hệ thống pháo tích hợp tên lửa Pantsir-S. Những hệ thống này đã trải qua đợt kiểm tra cấp nhà nước", National Interest viết.

Dù việc trang bị chính thức chưa được bắt đầu nhưng Buk-M3 đã được nhìn thấy hoạt động ở vùng Ulyanovsk. Vũ khí này được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu đường không như máy bay, trực thăng, tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tên lửa hành trình, tên lửa chống bức xạ, máy bay không người lái và các vũ khí dẫn đường công nghệ cao khác.

Được thiết kế với mục đích đi cùng lực lượng mặt đất nhằm thiết lập ô phòng không bảo vệ đội hình chiến đấu, hệ thống Buk-M3 cung cấp hiệu năng tác chiến vượt trội so với phiên bản đầu của hệ thống phòng không S-300 và có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn.

Qua những lần thử nghiệm cho thấy, Buk-M3 đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật đề ra và tương đương với S-300, thậm chí vượt qua hệ thống này ở một số tính năng. Buk-M3 có tiêu diệt mục tiêu tới 99,9%, tính năng mà hệ thống S-300 và nhiều hệ thống phòng không đạt được.

Để làm được điều này, đạn tên lửa 9M317M của Buk-M3 có tầm bắn 70 km, tầm cao 35 km (tương đương với đạn tên lửa 5V55K của tổ hợp S-300) trong khi xác suất tiêu diệt mục tiêu cao hơn. Tên lửa sử dụng đầu đạn phân mảnh cho hiệu quả tiêu diệt cao.

Mỗi khẩu đội Buk-M3 có thể tấn công đồng thời 36 mục tiêu cùng lúc. Thời gian chuyển trạng thái từ hành quân sang chiến đấu chỉ mất 5 phút. Trong khi đó, Buk-M3 vượt trội các phiên bản cũ cả về hiệu suất chiến đấu lẫn số đạn tên lửa trang bị.

Với sức mạnh thuyết phục của hệ thống Buk-M3, tạp chí National Interest dẫn tuyên bố của chuyên gia quốc phòng hàng đầu của Mỹ, Dave Majumdar thừa nhận rằng, Buk-M3 hoàn toàn có thể bắn hạ những chiến đấu cơ tối tân như F-22 và F-35 của Mỹ.

Thùy Dung

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/bao-my-f-35-chua-co-cach-vuot-qua-buk-m3-3398688/