Báo Mỹ: Hải quân Mỹ ớn ngại tàu ngầm hạt nhân Yuri Dolgoruky của Nga

Trang tin Wearethemighty.com (WTC) của Mỹ ví tàu ngầm Yuri Dolgoruky của Nga mang 16 tên lửa hành trình đầu đạn hạt nhân là quái vật Godzilla, đe dọa trực tiếp an ninh nước Mỹ.

Tàu ngầm hạt nhân Yuri Dolgoruky của Nga

Theo WTC, Yuri Dolgoruky có tới 16 silo phóng tên lửa thẳng đứng, tạo ra một loạt tên lửa với tầm bắn xa 6.000 dặm (9.000km), vươn tới tận New York. Điều đó có nghĩa, tên lửa Nga có thể qua mặt nhiều hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân của Mỹ đang đồn trú tại Hawaii.

Về lý thuyết, nếu xuất hiện tại Vịnh Mexico tên lửa của Nga có thể bắn tới tất cả các bang của Hoa Kỳ. Mỗi tên lửa mang theo 6 đầu đạn hạt nhân hoặc MIRV (đa đầu đạn phân hướng). Mỗi đầu đạn đó có công suất ước tính 100 kiloton, đưa tổng công suất lên tới 9.600 kiloton, trải rộng tới 96 địa điểm, “phủ sóng” mọi mục tiêu quân sự của Mỹ. Nói ngắn hơn, nó có khả năng bắn đồng loạt tên lửa chỉ trong vòng 1 phút.

Vậy, điều gì sẽ xảy ra nếu Nga thực sự tấn công Mỹ bằng tàu ngầm nói trên hoặc bằng phương tiện tương tự. Yuri Dolgoruky là một phần của tàu ngầm Borei và đầu đạn 100 kiloton của nó không thể xuyên thủng các mục tiêu cứng nhất.

Nếu đầu đạn này bắn vào núi Cheyenne thì nó vẫn có thể làm suy giảm khả năng truyền thông của NORAD ( Bộ Chỉ huy Phòng không Bắc Mỹ hay Bộ Tư lệnh Phòng thủ Không gian Bắc Mỹ. Cơ quan quân sự phối hợp của Mỹ và Canada làm nhiệm vụ cảnh báo và bảo vệ không phận của hai quốc gia Bắc Mỹ). Thay vào đó, Nga có thể chọn lựa các mục tiêu khác như Lầu năm góc, Căn cứ hải quân Kings Bay ở Nam Georgia và Căn cứ không quân Whiteman ở Missouri.

Tàu ngầm Yuri Dolgoruky có thể bắn bốn tên lửa hạt nhân trong vòng chưa đầy 20 giây

Tại hầu hết các mục tiêu này, tất cả 6 đầu đạn từ tên lửa của Nga đều có thể bắn trúng đích. Tuy nhiên phía Nga hiện vẫn giữ bí mật về khả năng MIRV nên hải quân Mỹ vẫn chưa biết thực hư, tuy vậy Lầu Năm Góc vẫn ớn ngại nếu tên lửa này nhắm vào King's Bay, Nhà Trắng, Tòa nhà Quốc hội và thậm chí cả Pháo đài Meade và Detrick cũng như căn cứ Hải quân Quantico. Đối với những mục tiêu trên mặt đất, chỉ cần vài giây đến 1 phút, những tên lửa này có thể làm sụp đổ mọi thứ, đặc biệt sức nóng và bức xạ từ đầu đạn phát ra.

Tên lửa được trang bị đầu đạn MIRV của Nga có thể bắn trúng nhiều mục tiêu tại Washington, D.C

Còn ở bán kính ngoài 2 dặm (trên 3km) con người có thể sống sót nhưng áp lực của vụ nổ sẽ gây thương vong trầm trọng hoặc chết vì vết thương do bức xạ hạt nhân. Bởi vậy, nếu Nga đưa những tàu ngầm lớp Borei đến sát bờ biển của Mỹ và thực thi một cuộc tấn công như giả định thì Mỹ khó có thể chống cự được.

Để đề phòng những cuộc tấn công bất ngờ từ tàu Yuri Dolgoruky, hải quân Mỹ hiện đang tăng cường lực lượng tuần tra tại Vịnh King's Bay, căn cứ không quân Midwest. Ngoài ra, nếu bị tấn công, Mỹ cũng sẽ trả đũa bằng cách “giải phóng khối lượng tên lửa khổng lồ của mình” nhắm vào các mục tiêu Nga mà theo Mỹ đánh giá, Nga có thể phải chịu hậu quả nặng nề hơn so với Nga liều lĩnh tấn công vào lãnh thổ Mỹ.

Nhân sự kiện Nga đưa tàu ngầm tới Biển Đen để thực hiện sứ mệnh huấn luyện, Đô đốc Hải quân Mỹ Foggo đã cảnh báo việc Nga phát triển nhiều tàu ngầm thế hệ mới được trang bị công nghệ tên lửa hành trình "có năng lực'' là điều đáng lo ngại với Hải quân Mỹ, đặc biệt là tàu ngầm Yuriy Dolgorukiy mang tên nhà sáng lập Moscow. Đây là tàu ngầm lớp Borei có khả năng mang 16 silo tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM). Nó là sản phẩm thuộc Dự án 636 của Nga, đặc biệt, có độ ồn cực thấp nên rất khó phát hiện.

Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo USS Kentucky của Mỹ

Khắc Hùng

Nguồn Nông Nghiệp: https://nongnghiep.vn/bao-my-hai-quan-my-on-ngai-tau-ngam-hat-nhan-yuri-dolgoruky-cua-nga-post233229.html