Báo Mỹ vạch trần tiêm kích J-20 sao chép công nghệ F-22

Sau những cáo buộc liên tục về việc tiêm kích J-20 sao chép công nghệ, cuối cùng thì truyền thông Mỹ cũng tìm ra được bằng chứng xác đáng cho vấn đề này.

Những hình ảnh mới nhất về tiêm kích J-20 của Trung Quốc dù có chất lượng không cao nhưng cũng đủ để chỉ ra được hai điểm giống hệt giữa nó với tiêm kích F-22 Raptor - một loại tiêm kích đã dừng sản xuất của Mỹ. Nguồn ảnh: QQ.

Những hình ảnh mới nhất về tiêm kích J-20 của Trung Quốc dù có chất lượng không cao nhưng cũng đủ để chỉ ra được hai điểm giống hệt giữa nó với tiêm kích F-22 Raptor - một loại tiêm kích đã dừng sản xuất của Mỹ. Nguồn ảnh: QQ.

Một trong số những thiết bị này mang trong mình công nghệ độc quyền của Mỹ và chỉ Không quân Mỹ nắm được công nghệ này trên các tiêm kích của mình - bằng chứng cho thấy J-20 của Trung Quốc là một sản phẩm sao chép hoặc ít nhất là đã ăn cắp công nghệ của Mỹ. Nguồn ảnh: QQ.

Đầu tiên là công nghệ Khẩu độ phân tán (Distributed Aperture System - DAS). Đây là một trong những công nghệ quan trọng nhất được sử dụng trên các cảm biến của tiêm kích F-22 và F-35. Nguồn ảnh: QQ.

Với công nghệ này, phi công có thể nhìn xuyên qua thân máy bay thông qua hệ thống kính đặc biệt. DAS giúp giảm số lượng điểm mù từ vị trí ghế lái của phi công xuống còn 0%, tăng khả năng bao quát lên 100% và giúp phi công dễ phàn đoán tình hình xung quanh hơn so với việc nhìn vào màn hình radar 2D nhạt nhẽo. Nguồn ảnh: QQ.

Theo như những bằng chứng mà phía Mỹ có được, rất có thể tiêm kích J-20 của Trung Quốc hiện giờ cũng đã có công nghệ DAS tuy nhiên không rõ công nghệ DAS của Trung Quốc đã hoàn thiện hay chưa và liệu phi công J-20 có bao quát tầm nhìn 360 độ quanh máy bay được hay không. Nguồn ảnh: QQ.

Truyền thông Mỹ nhận định, công nghệ DAS được coi là tương lai của ngành hàng không không những là quân sự mà còn có thể được áp dụng vào cả dân sự. Nếu Trung quốc đánh cắp được công nghệ này, họ đã vượt trước nhiều cường quốc trên thế giới hàng chục năm. Nguồn ảnh: QQ.

Công nghệ thứ hai dù ít quan trọng hơn nhưng vẫn được coi là đã bị Trung Quốc sao chép trái phép, đó là công nghệ Cảm biến mặt nước tự triển khai (Universal Water Activated Release System - UWARS). Về cơ bản thì đây là hệ thống cảm biến tự động kích hoạt ghế phóng của phi công ngay khi phát hiện mũi máy bay chạm vào mặt nước khi máy bay rơi ở biển. Nguồn ảnh: QQ.

Với việc mang trên mình hệ thống này, biển khơi rộng lớn đang mở rộng cho các tiêm kích J-20 của Trung Quốc trong khi các phi công có thể yên tâm bay biển mà không sợ mất mạng do đâm nhầm xuống biển. Nguồn ảnh: QQ.

Mời độc giả xem Video: Tiêm kích J-20 của Trung Quốc nguy hiểm ra sao.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/bao-my-vach-tran-tiem-kich-j-20-sao-chep-cong-nghe-f-22-1189182.html