Bão số 10 không đổ bộ vào đất liền: Coi như một cữ tập dượt

(ANTĐ) - Bão số 10 (bão Parma) với sự di chuyển kỳ dị đã nhiều lần khiến BCĐ PCLB Trung ương cũng như địa phương và người dân các tỉnh ven biển thót tim. Xung quanh diễn biến của bão số 10 và dự báo của ngành khí tượng, ông Trần Văn Sáp - Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia (ảnh) cho biết:

Đến 15-10, về cơ bản bão số 10 cũng như hoàn lưu của bão đã tan. Đây là cơn bão rất đặc biệt, có thể nói là kỳ quái, nó tồn tại 16 ngày liên tục trên biển, xuất hiện từ 28-9 đến 15-10 mới tan hẳn; 2 lần ra vào biển Đông, 3 lần tàn phá Philippines khiến gần 200 người thiệt mạng. Có thể nói, nhiều dự báo viên lâu năm trong ngành khí tượng cũng chưa thấy cơn bão nào có sự di chuyển kỳ lạ như bão số 10. - PV: Đến nay, Trung tâm đã đánh giá được những nguyên nhân nào khiến bão số 10 trở nên kỳ lạ như vậy? - Ông Trần Văn Sáp: Có 3 nguyên nhân, đó là: Trong thời kỳ đang hoạt động ở khu vực Philippines, bão số 10 đã tương tác rất mạnh với cơn bão Melor nên đường đi liên tục thay đổi, ra vào biển Đông nhiều lần. Thứ 2, sau khi vào biển Đông, qua bán đảo Hải Nam, Trung Quốc, bão số 10 gặp đúng thời điểm không khí lạnh phía Bắc tràn xuống nên sức gió giật tăng lên và cuối cùng là nhiệt độ Vịnh Bắc bộ ấm hơn so với bên ngoài đã tiếp thêm năng lượng cho bão số 10 mạnh lên nhanh chóng như vậy. Bão số 10 đánh chìm nhiều tàu neo đậu ở đảo Bạch Long Vĩ (ANTĐ) - Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương cho biết: Tối 14-10, sau khi đi vào vùng bờ biển Hải Phòng - Ninh Bình, áp thấp nhiệt đới đã suy yếu thành một vùng áp thấp. Theo báo cáo chưa chính thức tính đến sáng 15-10, bão số 10 đã làm 1 người bị thương tại đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) và đánh chìm 64 tàu. Trong tổng số 64 tàu bị chìm có tới 62 tàu do sóng to, gió lớn đánh chìm ngay tại nơi neo đậu thuộc đảo Bạch Long Vĩ, 2 tàu Hải Phòng bị chìm tại đảo Cát Bà. Trong đó Quảng Ninh 7 tàu; Hải Phòng 5 tàu; Thanh Hóa 28 tàu; Hà Tĩnh 3 tàu; Quảng Bình 5 tàu; Quảng Trị 6 tàu, Quảng Ngãi 6 tàu và Bình Định 4 tàu. Chưa kể 5 xà lan, xuồng máy và 50 thuyền nan nhỏ bị chìm; có 31 tàu hư hỏng. Riêng 1 tàu bị hỏng máy, mắc cạn tại cửa Diêm Điền đã được lai dắt vào bờ an toàn lúc 7h45 ngày 14-10. Có 80 nhà bị tốc mái (Hải Phòng 70 nhà, Quảng Ninh 10 nhà). Bão còn đánh gẫy 1 cột phát sóng truyền hình tại đảo Bạch Long Vĩ. Do ảnh hưởng mưa của bão số 10, trong 1-2 ngày tới, trên các sông ở Thanh Hóa, Nghệ An có khả năng xuất hiện một đợt lũ nhỏ. (Theo TTXVN) Trong tổng số 64 tàu bị chìm có tới 62 tàu do sóng to, gió lớn đánh chìm ngay tại nơi neo đậu thuộc đảo Bạch Long Vĩ, 2 tàu Hải Phòng bị chìm tại đảo Cát Bà. Trong đó Quảng Ninh 7 tàu; Hải Phòng 5 tàu; Thanh Hóa 28 tàu; Hà Tĩnh 3 tàu; Quảng Bình 5 tàu; Quảng Trị 6 tàu, Quảng Ngãi 6 tàu và Bình Định 4 tàu. Chưa kể 5 xà lan, xuồng máy và 50 thuyền nan nhỏ bị chìm; có 31 tàu hư hỏng. Riêng 1 tàu bị hỏng máy, mắc cạn tại cửa Diêm Điền đã được lai dắt vào bờ an toàn lúc 7h45 ngày 14-10. Có 80 nhà bị tốc mái (Hải Phòng 70 nhà, Quảng Ninh 10 nhà). Bão còn đánh gẫy 1 cột phát sóng truyền hình tại đảo Bạch Long Vĩ. Do ảnh hưởng mưa của bão số 10, trong 1-2 ngày tới, trên các sông ở Thanh Hóa, Nghệ An có khả năng xuất hiện một đợt lũ nhỏ. - PV: Ông đánh giá thế nào về công tác dự báo cơn bão số 10? - Ông Trần Văn Sáp: Việc nhận định cường độ của bão khi vào Vịnh Bắc bộ so với thực tế là chưa chuẩn, sai 2 cấp so với dự báo. Chúng tôi dự báo bão số 10 sẽ gây gió giật cấp 12 tại một số đảo như Bạch Long Vĩ, nhưng thực tế tại đây gió giật lên cấp 14, gây thiệt hại khá nặng, còn trong đất liền, chúng tôi dự báo gió giật cấp 9-10, thì thực chất chỉ cấp 7 tại một số vùng ven biển. Thứ 2, nhìn chung, những biến đổi của bão chúng tôi cũng đã dự báo được, nhưng thời gian dự báo mới được 12 tiếng, còn dự báo xa hơn 24 hay 48 tiếng chưa chính xác. Và, dự báo cường độ mưa cũng chưa chuẩn, phạm vi ảnh hưởng hẹp hơn... - PV: Dự báo không sát có thể gây lãng phí trong chuẩn bị và giảm lòng tin trong nhân dân, ông nghĩ sao? - Ông Trần Văn Sáp: Gần 3 vạn dân đã phải sơ tán để tránh bão số 10, dù bão không đổ bộ nhưng triển khai phòng chống như vậy cũng có thể coi như một lần tập dượt. Tuy nhiên, tất cả các Trung tâm Dự báo trên thế giới đều nhận định như vậy, không có Trung tâm nào dự báo được bão số 10 sẽ tan đi nhanh như vậy, từ Trung tâm dự báo của Mỹ đến Hồng Kông.... Thà lãng phí một chút để người dân được tập dượt, còn hơn là chủ quan để mất người, mất tài sản. Chúng tôi biết, nhiều lần dự báo không sát sẽ khiến người dân giảm lòng tin. - PV: Dư luận đang đặt nghi ngờ, Trung tâm DBKTTV Trung ương dự báo còn thủ thế, lưỡng lự giữa các bên, vì sợ sai sót và trách nhiệm? - Ông Trần Văn Sáp: Trách nhiệm dự báo của Việt Nam là phía Đông từ kinh tuyến 120, phía Bắc từ vĩ tuyến 20, khi bão đi qua kinh tuyến 120 Việt Nam mới bắt đầu đặt tên bão và phát dự báo, ngoài phạm vi này, chúng tôi chỉ thông báo để tham khảo và không thuộc trách nhiệm chúng tôi phải dự báo. Đây là quy tắc do Tổ chức Khí tượng Thế giới đặt ra. Trong 4 phương pháp dự báo đang áp dụng, có phương pháp tổ hợp toàn bộ mô hình dự báo của các Trung tâm rồi đưa ra đường dự báo trung bình và chúng ta cũng phải làm như vậy. - PV: Ngoài 3 nguyên nhân khách quan trên, liệu có yếu tố chủ quan trong dự báo cơn bão số 10? - Ông Trần Văn Sáp: Nhìn chung dự báo viên ngành khí tượng của chúng ta hạn chế về mặt trình độ, nhận thức về các hiện tượng tự nhiên. Tuy nhiên, cũng không thể nói trách nhiệm hoàn toàn thuộc về ngành khí tượng, vì bản tin dự báo chỉ đóng góp vào kết quả chung từ 25-30%, dù theo hướng tích cực hay hạn chế. Ngoài ra, còn trách nhiệm của các cấp, các ngành khác. - PV: El Nino đã tác động trở lại, thời tiết Việt Nam sẽ bị tác động như thế nào? - Ông Trần Văn Sáp: Theo thông báo của các trung tâm dự báo thế giới, từ tháng 7-2009, hiện tượng El Nino đã xuất hiện trở lại ở Tây Thái Bình Dương. Theo tổng kết của ngành khí tượng, dưới tác động của El Nino thì bão sẽ khốc liệt hơn, các cơn bão sẽ biến đổi bất thường, điều này có thể chứng minh bằng các cơn bão xảy ra ở Việt Nam gần đây. Bên cạnh đó, theo quy luật của El Nino thì hình thái thời tiết trong mùa đông năm nay tại Việt Nam sẽ khô hạn, ít mưa, tức là nóng hơn so với trung bình nhiều năm. Vì vậy, cần cảnh giác hiện tượng thiếu nước gây hạn hán có thể xảy ra.

Nguồn ANTĐ: http://www.anninhthudo.vn/tianyon/index.aspx?articleid=59853&channelid=5