Bảo tàng Cội Nguồn ở Phú Quốc có gì đặc biệt?

Bảo tàng Cội Nguồn ở Phú Quốc là nơi những câu chuyện về mảnh đất và con người ở đảo Ngọc phương Nam được kể lại thông qua một hệ thống hiện vật phong phú được dày công xây dựng.

Nằm ở số 149 Trần Hưng Đạo, khu phố 7, thị trấn Dương Đông của huyện đảo Phú Quốc, Bảo tàng Cội Nguồn là một điểm đến lý thú dành cho những người muốn khám phá lịch sử - văn hóa của hòn đảo Ngọc ở cực Nam đất nước.

Nằm ở số 149 Trần Hưng Đạo, khu phố 7, thị trấn Dương Đông của huyện đảo Phú Quốc, Bảo tàng Cội Nguồn là một điểm đến lý thú dành cho những người muốn khám phá lịch sử - văn hóa của hòn đảo Ngọc ở cực Nam đất nước.

Đây là một bảo tàng tư nhân do doanh nhân trẻ Huỳnh Phước Huệ lập ra nhằm kể lại những câu chuyện về mảnh đất và con người Phú Quốc thông qua một hệ thống hiện vật phong phú được dày công xây dựng.

Những nét khái quát về thiên nhiên Phú Quốc được thể hiện qua những mẫu vật đặc sắc, như bộ sưu tập gỗ hóa thạch được tìm thấy trên đảo.

Các mẫu cát được thu thập từ hàng chục hòn đảo lớn bé thuộc quần đảo Phú Quốc.

Mẫu xương dugon hay cá cúi - được mệnh danh là nàng tiên cá - một loài vật có vú cực quý hiếm sinh sống ở một số vùng biển nông của Phú Quốc.

Lịch sử Phú Quốc thuở sơ khai được thể hiện qua những hiện vật gắn với liền với kỷ nguyên của Bà Kim Giao, một người phụ nữ huyền thoại đã dẫn dắt cộng đồng người Việt đầu tiên khai khẩn hòn đảo vào thế kỷ 17.

Đầu thế kỷ 18, dưới sự lãnh đạo của Mạc Cửu, Phú Quốc đã là khu kinh tế mở đầu tiên và sớm nhất ở vùng đất cực Nam, với chính sách phóng khoáng nhằm kích thích cư dân đất liền ra đảo làm ăn, buôn bán.

Cuối thế kỷ 18, Phú Quốc là địa bàn giao tranh ác liệt giữa các chúa Nguyễn với nhà Tây Sơn. Vết tích mũi kiếm của Nguyễn Ánh trong cuộc chiến với quân Tây Sơn được tái hiện sinh động qua mô hình phục dựng ở bảo tàng.

Dưới Triều nhà Nguyễn, Phú Quốc phát triển hết sức phồn thịnh do dân được tự do khai thác, buôn bán mà không phải nộp sưu thuế. Có thể cảm nhận điều này qua bộ sưu tập gốm cổ rất phong phú được tìm thấy trên các con tàu đắm quanh Phú Quốc, với nhiều loại đồ gốm đến từ nước ngoài.

Hiện vật ấn tượng nhất minh chứng cho giai đoạn thịnh vượng của Phú Quốc là một con thuyền lớn được bày giữa một gian phòng của bảo tàng.

Trên thuyền chất đầy các tĩn nước mắm cổ, vật dụng dùng để chứa nước mắm - sản vật nổi tiếng từ xa xưa của Phú Quốc. Từ đảo Ngọc, những con thuyền gỗ đã đưa hương vị mắm Phú Quốc đến nhiều vùng miền, sang cả các vương quốc lân bang như Khmer, Xiêm La.

Khi Việt Nam bị thực dân Pháp xâm lược, Phú Quốc trở thành một địa bàn hoạt động của nghĩa quân chống Pháp do Nguyễn Trung Trực lãnh đạo. Vì vậy, bảo tàng dành một gian trưng bày trang trọng hình ảnh, hiện vật liên quan đến cụ Nguyễn.

Đời sống của cư dân trên đảo Phú Quốc thời xa xưa cũng được tái hiện khá sinh động qua hệ thống hiện vật, mô hình, tiêu biểu là ngôi nhà sàn đặc trưng của người dân miền biển.

Một mẫu thuyền truyền thống của ngư dân Phú Quốc.

Văn hóa tâm linh của người dân miền biển được thể hiện qua gian thờ tự được tái dựng khá công phu.

Một nghề nổi tiếng của Phú Quốc là nghề sản xuất ngọc trai được giới thiệu khá trực quan qua hệ thống mẫu vật gồm các loại trai cho ngọc, dụng cụ nuôi trai...

Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/bao-tang-coi-nguon-o-phu-quoc-co-gi-dac-biet-1133777.html