Bảo vệ nguồn nước đầu vào của các trạm cấp nước tập trung

Hiện nay, nguồn nước đầu vào cung cấp cho các trạm cấp nước tập trung trên địa bàn tỉnh được lấy từ hệ thống sông, hồ chứa lớn như: Sông Bôi, Sông Hoàng Long, sông Đáy, sông Mới, hồ Yên Thái, hồ Đồng Chương… Tuy nhiên, biến đổi khí hậu làm cho mực nước đang bị suy giảm, cùng với đó là tác động tiêu cực từ phát triển kinh tế tới môi trường và ý thức của người dân còn hạn chế nên nguồn nước mặt đang bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến chất lượng nước đầu vào của các trạm cấp nước tập trung.

Công nhân Trạm cấp nước xã Yên Từ (Yên Mô) vớt rác, bèo bồng tại nơi lấy nước đầu vào.

Trạm cấp nước sạch xã Khánh Thiện (huyện Yên Khánh) lấy nướcđầu vào từ con sông Đáy. Nhưng do nước thải đô thị và một phần nước thải côngnghiệp chưa được thu gom, xử lý triệt để thải ra môi trường nên nguồn nước nàycó nguy cơ bị ô nhiễm.

Ông Phạm Trung Sánh, Trạm trưởng Trạm cấp nước sạch xãKhánh Thiện cho biết: Chỉ bằng mắt thường quan sát có thể thấy rõ nguồn nướctại sông Đáy ngày càng bẩn và ô nhiễm. Không chỉ có rác thải sinh hoạt trôi nôỉmà xác động vật chết cũng rất nhiều.

Nhằm đảm bảo nguồn nước vào, Trạm đã làmlưới chắn rác và thường xuyên vệ sinh môi trường xung quanh khu vực nguồn thu.Tuy nhiên, đây cũng chỉ là biện pháp tạm thời, về lâu dài cần đổi mới biện phápxử lý nước để đảm bảo nước đầu ra cho nhân dân.

Nước đầu vào của Trạm cấp nước sạch tập trung xã Yên Từ(huyện Yên Mô) được lấy từ sông Phương Nại là một nhánh sông nhỏ gần các khudân cư đang sinh sống. Chất lượng nước đầu vào của trạm những năm gần đây rấtđáng lo ngại do sông ngày càng bồi lắng, mực nước xuống thấp, nhất là vào mùakhô.

Bên cạnh đó, với sự gia tăng dân số và ý thức của chính người dân trongviệc trực tiếp xả rác sinh hoạt, nước thải chăn nuôi ra sông, đã làm ảnh hưởngđến chất lượng nguồn nước. Ông Nguyễn Ngọc Nam, Trạm trưởng Trạm cấp nước tậptrung xã Yên Từ cho biết: Trạm cấp nước sạch Yên Từ có công suất 8.000m3/ngày/đêmvà hiện nay đã cấp nước sạch cho trên 2.000 hộ dân trong xã.

Để xử lý chấtlượng nước đầu vào thấp, nhất là vào mùa khô hoặc mùa mưa, Trạm đã phải tănglượng phèn và clo gấp 2-3 lần so với trước mới đạt quy chuẩn của Bộ Y tế.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệsinh môi trường nông thôn, những năm qua tỉnh đã tích cực đầu tư và xã hội hoáxây dựng nhiều công trình cung cấp nước sạch cho người dân khu vực nông thôn.Trên địa bàn nông thôn đã xây dựng được hơn 100 công trình cấp nước tập trungvà hàng nghìn công trình nhỏ lẻ khác phục vụ sinh hoạt cho nhân dân.

Qua đónâng tỷ lệ số dân được sử dụng nước hợp vệ sinh lên trên 90%, trong đó 60% sốdân được sử dụng nước sạch từ các công trình cấp nước tập trung. Bên cạnh nhữngkết quả đã đạt được, hiện nay các trạm cấp nước tập trung trên địa bàn tỉnhđang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm nguồn nước đầu vào.

Theo ông Nguyễn TửPhúc, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty cổ phần nước sạch và vệ sinh nôngthôn tỉnh Ninh Bình, hiện nay các trạm cấp nước sạch tập trung trên địa bàntỉnh chủ yếu lấy nguồn nước từ các sông, hồ chứa lớn. Nhưng vì nhiều nguyênnhân khác nhau, chất lượng các nguồn nước ngày đang bị giảm sút. Trong các hệthống sông trên địa bàn tỉnh chỉ có sông Bôi là có chất lượng nước cơ bản đảmbảo, còn lại đều đang ở tình trạng báo động do ô nhiễm.

Trong đó, nguy cơ lớnnhất là từ sông Đáy, nguồn cung cấp nước quan trọng cho dân sinh và phát triểnkinh tế của tỉnh. Sông Đáy là một con sông lớn đi qua địa phận nhiều tỉnh,thành phố: Hòa Bình, Hà Nội, Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình.

Do vậy nó bị tácđộng rất lớn từ sự phát triển kinh tế-xã hội, nhất là phát triển công nghiệp.Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, chất lượng nước sông Đáy đoạn chảy quatỉnh Ninh Bình đã bị suy giảm rõ rệt trong nhiều năm qua. Cụ thể: nước sông cóbiểu hiện suy giảm lượng ôxy hòa tan, tăng lượng nhu cầu ôxy sinh hóa (BOD) vànhu cầu ôxy hóa học (COD)… Hầu hết các điểm quan trắc đều vượt tiêu chuẩn chophép.

Bên cạnh đó, hệ thống sông nhỏ và hồ chứa như sông Trinh Nữ, sông Bút,sông Vạc, sông Cà Mau, hồ Yên Thái....lại bị ô nhiễm bởi người dân sống xungquanh xả chất thải, rác sinh hoạt hoặc chăn nuôi gia cầm, thủy cầm, nuôi cá vơímật độ dày đặc.

Là đơn vị quản lý, khai thác, sử dụng 32 công trình cấp nướcsinh hoạt nông thôn tập trung, cung cấp nước cho 38 xã trên địa bàn tỉnh, Côngty cổ phần nước sạch và vệ sinh nông thôn tỉnh Ninh Bình rất lo ngại với tìnhtrạng ô nhiễm nguồn nước đầu vào hiện nay.

Để đảm bảo chất lượng nguồn nước raphục vụ nhân dân theo quy chuẩn QCVN 02/2009/BYT của Bộ Y tế, Công ty đã tăngcường các biện pháp xử lý như: Kiểm tra, kiểm soát nguồn nước, vớt bèo, rácthải trong khu vực nguồn nước; tăng thêm hệ thống lắng lọc, tăng lượng hóa chấtxử lý nước...

Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp tình thế vì từ tháng 6 năm2020 chúng ta sẽ áp dụng theo Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 về “Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốcgia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đíchsinh hoạt” thì mọi quy định, tiêu chuẩn đều nghiêm ngặt và khắt khe hơn, đòihỏi các Công ty cấp nước sạch phải đổi mới công nghệ, đổi mới toàn diện cách xửlý từ nguồn nước đầu vào cho đến nguồn nước ra cung cấp tới hộ dân.

Do đó trongthời gian tới, Công ty phối hợp với các địa phương, các ngành chức năng liênquan đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ý nghĩa và các hoạt động bảo vệ nước đâùnguồn. Việc nâng cao ý thức cộng đồng và bảo vệ nguồn nước được thể hiện bằngnhững việc làm cụ thể: không vứt rác bừa bãi, không xả thải trực tiếp vào nguồnnước, sử dụng thuốc trừ sâu đúng hướng dẫn...

Đồng thời Công ty đề nghị các cơquan quản lý chặt chẽ hơn và có những chế tài mạnh hơn để xử lý những đơn vị xảthải gây ô nhiễm môi trường nước.

Bài, ảnh:Giáng Hương

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/bao-ve-nguon-nuoc-dau-vao-cua-cac-tram-cap-nuoc-tap-trung-20190528081658622p2c20.htm