Bất cập bài thầu thu gom rác tại ngoại thành Hà Nội

Chủ trương thì đúng nhưng bài thầu, cách tính lại bộc lộ nhiều bất cập khiến cả địa phương và doanh nghiệp hiện đang gặp rất nhiều khó khăn.Bà Trần Thị Lê - Xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, Hà NôiỘng Hoàng Xuân Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, Hà Nội Ông Nguyễn Tiến Đông – Giám đốc Công ty TNHH Môi trường huyện Đông Anh, Hà NôịAnh Nguyễn Duy Tuấn – Phó GĐ Phụ trách địa bàn huyện Thanh Oai, Công ty CP Môi trường đô thị Nam Thăng LongÔng Nguyễn Trọng Khiển – Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai, Hà Nội

Bà Trần Thị Lê là 1 trong 2 nhân công thu gom rác hàng ngày trên địa bàn thôn Trung Màu xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, Hà Nội. Tiền công được xã trả chỉ cho 1 người nhưng với lượng rác từ gần 5000 hân khẩu, bà Lê phải huy động thêm chồng, rồi tự chế xe gom rác như thế này. Việc đi gom rác diễn ra từ 3 giờ sáng đến quá trưa mới xong.

Nhiều lần con gái tôi cứ bảo, thôi mẹ nghỉ đi, đừng làm nữa. Chồng tôi cũng bảo, đi thu gom rác suốt đêm ngày, thôi nghỉ quách cho xong

Xã đang phải trực tiếp chỉ đạo cũng như phải chi trả đầu tư cơ sở vật chất cộng lương cho người lao động cũng đang là gánh nặng khó khăn cho xã Tiên Dương nói riêng cũng như huyện ĐA nói chung

Tại sao 19/23 xã của huyện Đông Anh lại phải oằn mình tự gánh việc thu gom rác trong khi nhiệm vụ này theo gói thầu của Thành phố vốn là của công ty cổ phần Môi trường đô thị Đông Anh? Nguyên nhân được công ty đưa ra là do mức giá dịch vụ thành phố quy định thu là 3000 đồng/nhân khẩu, trong khi, với các huyện ngoại thành, địa bàn rộng, dân số thưa nên doanh nghiệp thu không đủ bù chi. Hơn nữa khối lượng thu gom rác theo gói thầu ít hơn khối lượng trên thực tế rất nhiều.

Trong gói thầu 97,326 trên thực tế khối lượng 701km//23 xã thị trấn là 27,1km tháng 2-2017 khi thực hiện ý kiến chỉ daaoj ubnd huyện yêu cầu công ty đảm bảo vsmt huyện Trong quá trình thự hiện chúng tôi thực đến xã nào là hết 100% nên khối lượng vượt gói thầu rất nhiều và lớn

Tương tự câu chuyện tại Đông Anh, một doanh nghiệp đang thu gom rác khác tại huyện Phú Xuyên và Thanh Oai cho biết, do đã đầu tư vào lĩnh vực này, nên cố gắng trúng thầu. Nhưng khi trúng rồi thì lại phải nhận trái đắng. Số km trong gói thầu chỉ bằng 50% số km thực tế doanh nghiệp đang phải thu gom.

Hồ sơ đưa ra bài thầu quá gấp gáp, do cơ hội kinh doanh,mình sẽ đấu thầu theo đúng hồ sơ... Trong gói thầu là 50% nhưng mình không thể chỉ thu gom 50% được mà phải làm 100% vì vấn đề rác thải là của cộng đồng không thể làm chỗ này bỏ chỗ kia đc.

Nếu tiếp tục tình trạng này đến hết gói thầu vào cuối năm 2020, chắc chắn nhiều doanh nghiệp sẽ phá sản. Một câu hỏi được đặt ra là: tại sao khối lượng trong gói thầu lại thấp hơn so với thực tế rất nhiều? Ngoài đơn giá thấp, phải chăng trách nhiệm một phần từ các huyện đã không kê khai đầy đủ số km phải thu gom rác để áp thầu? Lãnh đạo một huyện ngoại thành đã đá quả bóng trách nhiệm này cho doanh nghiệp.

Cũng một phần do đơn vị trúng thầu không đi khảo sát lại thực tế, khi tham gia thầu thì phải chấp nhận

Với những bất cập như hiện tại, các huyện ngoại thành Hà Nội đã gửi văn bản kiến nghị điều chỉnh lên TP Hà Nội, thanh tra TP cũng đã đưa ra kết luận phải tháo gỡ khó khăn, bất cập. Tuy nhiên, hơn 1 năm nay các giải pháp cụ thể vẫn chưa được đưa ra. Và khi các doanh nghiệp thu gom rác thải đều cảm thấy quá sức, phải trả thầu, bỏ thầu hoặc phá sản thì ngoại thành Hà Nội ngập trong rác thải vẫn là nguy cơ hiện hữu thường xuyên./.

Nguồn VNEWS: http://vnews.gov.vn/bat-cap-bai-thau-thu-gom-rac-tai-ngoai-thanh-ha-noi