Bất động sản sinh thái Hà Nội có đúng chuẩn xanh?

Chạy theo xu hướng thế giới, các dự án bất động sản tại Hà Nội đua nhau gắn mác sinh thái. Liệu các khu đô thị này có đạt tiêu chuẩn xanh theo đúng nghĩa?

Thiếu trầm trọng cây xanh

Tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng nhanh khiến Việt Nam đang đứng trước bài toán khó về phát triển đô thị với hài hòa môi trường sống và sống bền vững. Mặt trái của việc phát triển đô thị nhanh chóng chính là sự đe dọa môi trường sống. Từ năm 2011, việc triển khai xây dựng các đô thị sinh thái đã trở thành mục tiêu trọng tâm của Việt Nam. Nhiều khu đô thị sinh thái được mong đợi là thân thiện với môi trường sẽ mọc lên trong nay mai.

Theo định nghĩa của Tổ chức Sinh thái đô thị của Úc, một thành phố sinh thái là thành phố đảm bảo sự cân bằng với thiên nhiên. Theo tổ chức Y tế thế giới, thành phố sinh thái phải đảm bảo 4 nguyên tắc: ít xâm phạm đến môi trường tự nhiên, đa dạng hóa việc sử dụng đất, chức năng đô thị và hoạt động của con người. Cùng với các dự án sinh thái là sự ra đời của căn hộ cao cấp. Nhắc đến dự án căn hộ cao cấp nhiều người vẫn thường nghĩ ngay đến vị trí, thiết kế và các tiện ích đi kèm. Nhưng trên thực tế, mật độ không gian xanh của dự án mới là yếu tố quan trọng tạo nên sức hút đối với những người có điều kiện kinh tế và mong muốn có một cuộc sống chuẩn xanh đích thực.

Ở các nước trên thế giới, không gian xanh trong thành phố khá lớn. Mật độ tiêu chuẩn là 20-30 m2 cây xanh/người. Song tại các thành phố lớn ở Việt Nam, tỷ lệ này rất thấp. Khảo sát thực tế tại các khu đô thị được mệnh danh là “vườn giữa phố”, khu đô thị xanh cho thấy, số cây xanh khá hạn chế. Cây xanh bố trí thưa thớt, xen kẽ giữa các tòa nhà chung cư chật chội. Tỷ lệ m2 cây xanh/người rất thấp so với tiêu chuẩn của thế giới.

Khu đô thị xanh của thế giới như thế nào?

Đối với Việt Nam đô thị sinh thái còn khá mới mẻ, nhưng tại nhiều quốc gia trong khu vực, mô hình này đã được triển khai khá lâu. Khái niệm đô thị sinh thái xuất hiện trên thế giới vào cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 thế kỷ XX tại các nước phát triển, đề cập đến chất lượng môi trường đô thị với các mục tiêu rất cụ thể nhằm nâng cao điều kiện và chất lượng sống cho cư dân.

Trên thế giới, một số nước đã xây dựng thành công các đô thị xanh, đô thị sinh thái như: Curitiba (Brazil), Thanh Đảo, Bắc Hải (Trung Quốc), Singapore, Stockholm (Thụy Điển), Freiburg (Đức), Alexandria, Virginia (Mỹ)…

Nhật Bản có những thành phố sinh thái nổi tiếng như Kawasaki, Kitakyushu và các thành phố này đang nỗ lực để trở thành thủ đô sinh thái toàn cầu. Chính phủ Trung Quốc đã đầu tư xây dựng thành phố DongTan (Thượng Hải) từ vùng đầm lầy bỏ hoang, nằm ở Chongminh trở thành một thành phố sinh thái tiêu biểu, không CO2 đầu tiên trên thế giới. Trong khi đó, Quốc đảo Singapore cũng sở hữu đô thị sinh thái Thiên Tân Sino.

Dự kiến hoàn thành và đưa vào vận hành trong năm 2020, thành phố sinh thái Thiên Tân sẽ là một trong những cộng đồng bền vững trong đời thực, có diện tích 30 kilomet vuông và được trang bị các công nghệ tiết kiệm năng lượng mới nhất. Thành phố sẽ có hệ thống giao thông đường ray nhẹ tiên tiến và cảnh quan sinh thái đa dạng từ một không gian mặt trời lấy năng lượng từ mặt trời đến một không gian trái đất phủ đầy cây xanh cho cộng đồng ước tính 350.000 cư dân sinh sống. Thành phố sẽ được chia thành bảy khu vực riêng biệt: không gian sinh sống, thung lũng sinh thái, không gian mặt trời, không gian đô thị, không gian gió, không gian trái đất và hành lang sinh thái.

Phong cách sống mới vì môi trường

Thành phố sinh thái có sức hấp dẫn như một thiên đường mà mọi cư dân đều mong muốn được sinh sống tại đây. Nắm bắt được nhu cầu và xu hướng trên, chủ đầu tư Ciputra Hanoi đã đầu tư xây dựng văn hóa sinh thái – Eco Culture năm 2012. Tại thời điểm này, khi “thân thiện với môi trường” bước đầu trở thành từ khóa tìm kiếm trong tiêu chí lựa chọn nhà của người dân Việt Nam, ông Budiarsa Sastrawinata – Tổng giám đốc KĐT Nam Thăng Long, chính thức phát động Văn hóa sinh thái với mục tiêu xây dựng ý thức cộng đồng cư dân về bảo vệ môi trường, nâng cao sức khỏe con người từ việc chăm sóc môi trường sống tại KĐT.

Cư dân Ciputra Hanoi được tản bộ và đạp xe trên con đường riêng Eco – Path dài 7km

Tại Ciputra Hanoi, văn hóa sinh thái duy trì dựa trên 4 hành động gồm: kiến tạo không gian xanh, xây dựng con đường sinh thái, ứng dụng văn hóa sinh thái gắn với cuộc sống và xây dựng văn hóa cộng đồng. Với hơn 50,8 ha dành cho cây xanh và 26,1 ha dành cho hệ thống kênh, hồ quy hoạch đồng bộ giúp mật độ cây xanh/người của Ciputra Hanoi cao tương đương với quốc đảo xanh nhất thế giới Singapore (20m2/người). Tổ hợp căn hộ cao cấp TheLINK của Ciputra là một trong những dự án tiên phong trong áp dụng tiêu chuẩn tòa nhà xanh và được trao chứng chỉ xanh – The Edge bởi tổ chức Tài chính thế giới- IFC. Được ví như giải Oscar của lĩnh vực công trình xanh, chứng chỉ EDGE là sự ghi nhận nỗ lực sử dụng năng lượng và tài nguyên hiệu quả trong xây dựng và vận hành tòa nhà. TheLINK là tòa nhà xanh với những con số đầy thuyết phục như tiết kiệm 20,6% năng lượng, tiết kiệm 24% nước…

TheLINK được giải thưởng “Công trình xanh”

Tại Ciputra Hanoi, các thùng rác kép được trang bị tại tất cả không gian công cộng. Việc phân loại rác thải vô cơ, hữu cơ đã trở thành ý thức của người dân. Ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường được cư dân các lứa tuổi thấm nhuần trong mọi hành động.

Ngoài ra, cư dân tại Ciputra Hanoi được thường xuyên tham gia vào các hoạt động cộng đồng vì môi trường như: Ngày hưởng ứng môi trường thế giới, Ngày hội tái chế, Ngày hội trồng cây,… Từ đó nâng cao ý thức cư dân trong bảo vệ không gian sống xung quanh, duy trì nếp sống xanh – sống khỏe – sống có ích.

Nếp sống xanh – sống khỏe – sống có ích của cư dân Ciputra

Dựa trên tiêu chuẩn của thế giới, dự án của Ciputra Hanoi tiên phong và là một trong những khu đô thị xanh đầu tiên tại Hà Nội đạt chuẩn quốc tế và ngày càng thu hút sự quan tâm của khách hàng vì đã thỏa mãn các tiêu chí khắt khe của một KĐT xanh đích thực.

P.V

Nguồn Tiền Phong: https://www.tienphong.vn/kinh-te/bat-dong-san-sinh-thai-ha-noi-co-dung-chuan-xanh-1272878.tpo