Bất ngờ dự án mật chế tạo thiết bị trinh sát giả dạng động vật

Vào những năm 1970, Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã bí mật thực hiện dự án chế tạo thiết bị trinh sát giả dạng động vật. Theo đó, các nhà khoa học đã tạo ra robot chuồn chuồn gián điệp.

Trong những năm gần đây, Mỹ giải mật một số tài liệu hé lộ những dự án tối mật từng thực hiện khiến công chúng không khỏi bất ngờ. Trong số này có việc vào những năm 1970, Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) từng thực hiện dự án chế tạo thiết bị trinh sát giả dạng động vật.

Trong những năm gần đây, Mỹ giải mật một số tài liệu hé lộ những dự án tối mật từng thực hiện khiến công chúng không khỏi bất ngờ. Trong số này có việc vào những năm 1970, Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) từng thực hiện dự án chế tạo thiết bị trinh sát giả dạng động vật.

Việc thu thập thông tin tình báo là một rong những nhiệm vụ quan trọng của CIA. Để đạt được hiệu quả, các chuyên gia, nhà khoa học đã dành nhiều thời gian, công sức và tiền bạc nhằm nghiên cứu, chế tạo ra những thiết bị siêu nhỏ, tinh vi. Theo đó, đối phương sẽ khó có thể phát hiện đang bị quay phim, chụp ảnh hay nghe lén.

Don Resier, Phó trưởng Ban Nghiên cứu và Phát triển CIA, đã đưa ra kế hoạch phát triển côn trùng robot có thể thực hiện nhiệm vụ trinh sát, nghe lén... từ xa mà không bị đối phương phát giác.

Dự án này được CIA gọi là “Insectothopter” và giao cho Charles Adkins phụ trách thực hiện. Sau một thời gian nghiên cứu, các nhà khoa học làm việc trong nhóm của ông Charles thống nhất tạo ra robot chuồn chuồn gián điệp.

Sở dĩ họ chọn chuồn chuồn là vì loài này không chỉ có khả năng cơ động cao mà còn có khả năng bay lượn rất tốt so với các loài côn trùng khác. Nhờ vậy, chúng tiết kiệm năng lượng khi thực hiện các chuyến bay dài.

Từ đây, các chuyên gia của CIA bắt tay vào nghiên cứu, tái tạo đôi cánh của một con chuồn chuồn để nó có thể đập cánh 1.800 lần/phút.

Nhóm chuyên gia sử dụng bộ dao động chất lỏng cực nhỏ - một thiết bị không có bộ phận chuyển động mà hoàn toàn chạy bằng khí được tạo ra từ các tinh thể nitrat lithium. Về sau, họ bổ sung lực đẩy cho thiết bị bằng cách xả khí thải ra phía sau, giống như động cơ phản lực.

Theo đó, các chuyên gia tạo ra mẫu robot nặng dưới 1g. Họ cũng thiết kế tạo ra thiết bị điều khiển để thiết bị trinh sát hoạt động hiệu quả trong điều kiện thực tế.

Về mặt lý thuyết, robot chuồn chuồn gián điệp có thể bay với tốc độ gió dưới 11,26 km/giờ. Thế nhưng, trong các cuộc thử nghiệm, thiết bị này không hoạt động hiệu quả như dự kiến vì gặp phải những tình huống bất ngờ như các cơn gió mạnh bất thường.

Theo ước tính, chi phí Mỹ bỏ ra để thực hiện dự án trên là khoảng 140.000 USD (khoảng 2 triệu USD ngày nay). Dù dự án này không đạt được hiệu quả như mong đợi nhưng những thành tựu đạt được khi nghiên cứu robot chuồn chuồn được các nhà khoa học Mỹ ứng dụng trong nghiên cứu, chế tạo các loại máy bay không người lái siêu nhỏ và những thiết bị quân sự khác.

Mời độc giả xem video: CIA lên truyền hình chiêu mộ điệp viên. Nguồn: THĐT1.

Tâm Anh (theo History, LS)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/bat-ngo-du-an-mat-che-tao-thiet-bi-trinh-sat-gia-dang-dong-vat-1816953.html