Bất ngờ nguyên nhân Trung Quốc không thèm sản xuất trực thăng Chinook

Thực ra, với một chiếc trực thăng ra đời từ Chiến tranh Việt Nam như CH-47 Chinook thì rõ ràng không nắm giữa bất cứ công nghệ nào quá khó để Trung Quốc có thể chế tạo ra một mẫu trực thăng tương tự, vậy lý do tại sao Bắc Kinh không có thiện cảm với CH-47.

Boeing CH-47 Chinook - một trong số ít ỏi nếu không muốn nói là loại trực thăng duy nhất ra đời từ thời Chiến tranh Việt Nam tới nay vẫn tiếp tục được sử dụng phổ biến bởi quân đội Mỹ. Tuy vậy, đây lại là thiết kế trực thăng cả Liên Xô (sau này là Nga) và Trung Quốc không muốn đụng tới dù CH-47 không sở hữu công nghệ gì quá đặc biệt. Nguồn ảnh: Pinterest.

Rõ ràng, một loại trực thăng có tuổi đời hơn nửa thế kỷ thì không còn bất cứ một bí mật công nghệ nào mà các nước khác không biết. Trong quá khứ, Liên Xô cũng từng chế tạo ra một chiếc trực thăng tương tự CH-47 đó là Yak-24. Tuy nhiên, loại trực thăng hai cánh quạt này đã sớm bị bỏ xó vì Liên Xô không thích kiểu thiết kế được cho là "ngu ngốc" của trực thăng Chinook. Nguồn ảnh: Flickr.

Cụ thể, với hai động cơ và hai cánh quạt quay ngược chiều nhau, điểm mạnh của trực thăng vận tải CH-47 đó là không cần cánh đuôi, mang tải tốt hơn, có khả năng cơ động cao hơn và hoạt động được trong nhiều điều kiện thời tiết khắc nghiệt hơn so với các loại trực thăng một cánh quạt khác. Nguồn ảnh: Aviation.

Điểm yếu nguy hiểm nhất của nó đó là, khi một trong hai động cơ gặp sự cố CH-47 gần như sẽ rơi vào trạng thái mất kiểm soát trên không và rất khó để phi công lấy lại thăng bằng chỉ với một động cơ còn lại. Nguồn ảnh: BI.

Cụ thể, với các loại trực thăng một cánh quạt khác, khi động cơ của chúng mất khả năng hoạt động giữa không trung, đà của cánh quạt vẫn khiến cánh quạt quay và lực nâng sẽ giảm từ từ cùng với số vòng quay giảm dần của cánh quạt, mặt khác hầu hết chúng đều được trang bị hai động cơ, nếu mất một trong số đó thì về cơ bản chúng vẫn có thể duy trì trạng thái hoạt động. Nguồn ảnh: BI.

Với CH-47, mọi chuyện không đơn giản như vậy. Do chỉ có hai động cơ, nhưng phải gánh tới hai cánh quạt nâng CH-47 thường chỉ gặp trục trặc với một động cơ và ngay khi một động cơ dừng hoạt động, máy bay sẽ bị mất kiểm soát ngay lập tức vì động cơ còn lại vẫn hoạt động sẽ làm máy bay mất cân bằng. Nguồn ảnh: Crash.

Việc hai cánh quạt quay không đồng tốc với nhau cũng sẽ khiến CH-47 bị xoay lòng vòng do mô-men xoắn không còn được triệt tiêu bằng cách cho hai cánh quạt quay ngược chiều nhau ở cùng một tốc độ. Điều này khiến cho các vụ tai nạn của CH-47 thường cực kỳ thảm khốc, phi công thậm chí không thể chọn được vị trí rơi cho mình để giảm thiểu thiệt hại ở dưới mặt đất vì mất điều khiển hoàn toàn. Nguồn ảnh: Aviation.

Phía Liên Xô trong quá khứ và Nga ngày nay đã chọn cho mình một giải pháp khôn ngoan hơn. Cũng là hai cánh quạt quay ngược chiều nhau, tuy nhiên các kỹ sư của Liên Xô sẽ đặt hai cánh quạt này chồng lênh nhau và tạo ra loại trực thăng đồng trục - thay vì đặt hai cánh quạt dọc máy bay như CH-47. Nguồn ảnh: Loner.

Về cơ bản, dù sử dụng hai cánh quạt và hai động cơ nhưng yếu tố "đồng trục" sẽ giảm bớt rất nhiều độ nguy hiểm trong những vụ tai nạn mà các dòng trực thăng như Ka-27 hay Ka-52 gặp phải. Phía Trung Quốc, dù không có công nghệ trực thăng đồng trục tương tự như Liên Xô hay Nga nhưng cũng đủ khả năng để sản xuất các loại trực thăng vận tải cỡ lớn - đủ để họ không quan tâm tới sự tồn tại của CH-47. Nguồn ảnh: Aviation.

Duy nhất chỉ có một yếu tố có thể coi là "ăn tiền" nhất của CH-47 trong thời điểm hiện tại đó là độ cơ động cực tốt của nó khi nó có thể hạ cánh xuống gần như tất cả các loại địa hình. Tuy nhiên, dường như yếu tố này vẫn là chưa đủ với Trung Quốc và Nga để họ bắt tay vào chế tạo một loại trực thăng tương tự. Nguồn ảnh: Tube.

Mời độc giả xem Video: Trực thăng CH-47 được Mỹ dùng ở Việt Nam.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/bat-ngo-nguyen-nhan-trung-quoc-khong-them-san-xuat-truc-thang-chinook-1099967.html