Bất ngờ vị trí đứng trong top 3 vũ khí Nga xuất khẩu nhiều nhất bên cạnh AK-47 và PRG-7

Cùng với AK-47, PRG-7 thì trung liên RPK xuất hiện trong hầu hết các cuộc xung đột lớn nhỏ trong suốt nửa sau của thế kỷ XX.

 Trang Russian Beyond ngày 19-11 vừa cho đăng tải bài viết điểm danh lại 3 loại vũ khí Nga được xuất khẩu nhiều nhất trong Thế kỷ 20. Đó chính là trung liên RPK, tiểu liên AK-47 và súng chống tăng RPG-7.

Trang Russian Beyond ngày 19-11 vừa cho đăng tải bài viết điểm danh lại 3 loại vũ khí Nga được xuất khẩu nhiều nhất trong Thế kỷ 20. Đó chính là trung liên RPK, tiểu liên AK-47 và súng chống tăng RPG-7.

Trong đó RPK là một trong những dòng súng máy hạng nhẹ phổ biến nhất trên thế giới.

Tính đến nay, đã có 6 biến thể RPK khác nhau được sản xuất.

Phiên bản hoàn toàn mới RPK-16 dự kiến cũng sẽ sớm được đưa vào sử dụng trong thời gian tới.

RPK sử dụng 2 kích cỡ đạn: 7,62x39 và 5,45x39 mm. Về cơ bản, súng được chế tạo theo thiết kế Kalashnikov cổ điển nhưng vẫn có một vài thay đổi nhỏ.

Không giống với AK, RPK trang bị một nòng súng dài với giá đỡ có thể điều chỉnh, một chụp bù giật đầu nòng tăng cường, một báng súng cải tiến, giúp cầm nắm dễ dàng hơn trong những loạt bắn dài.

RPK thừa kế các đặc tính đáng tin cậy, ít hỏng hóc, dễ bảo dưỡng sửa chữa của dòng súng Kalashnikov, một số bộ phận có thể hoán đổi với AK (luôn sẵn có), hộp tiếp đạn có thể dùng chung.

Súng có thể dễ dàng bắn từ trong xe chiến đấu bộ binh BMP và xe bọc thép quân vận BTR.

RPK là súng máy cá nhân do kĩ sư Mikhail Kalashnikov của Liên Xô thiết kế, súng được đưa vào phiên chế Quân đội Xô Viết năm 1959 thay thế các súng máy DP và RPD.

Thiết kế của RPK hoàn toàn dựa trên mẫu súng trường tiến công AKM, với báng kiểu RPD, nòng dài hơn và dày hơn cho phù hợp với chức năng của súng.

Súng có 2 loại hộp tiếp đạn tiêu chuẩn là loại hộp cong 40 viên và loại hình trống 75 viên, ngoài ra súng còn có thể sử dụng hộp tiếp đạn 30 viên của AK-47/AKM cũng như nhiều kiểu hộp tiếp đạn khác như kiểu hộp cong 100 viên của Liên Xô cũ hay kiểu hộp trống 100 viên của Trung quốc.

Súng có 3 phiên bản 7,62×39mm chính là RPK, RPKS báng gập và RPKM. Các phiên bản 5.45x39mm là RPK-74 và RPKS-74.

Ngoài ra một số nước cũng tự chế tạo phiên bản RPK riêng với một số tên gọi khác nhau và một số sửa đổi bên ngoài.

Súng được thiết kế theo yếu cầu chiến thuật coi trọng tiến công: súng máy cá nhân trang bị ở cấp tiểu đội, cùng với súng máy đa năng PK trang bị ở cấp trung đội tạo thành một lưới hỏa lực bắn thẳng tự động.

Các đơn vị bộ binh không vận, bộ binh cơ giới sử dụng RPK theo nguyên tắc chiến thuật tương tự.

Khi tấn công, người lính mang hộp tiếp đạn lớn 75 viên, phát triển cùng với các thành phần khác trong tiểu đội.

Trên đường tiến công RPK bắn yểm trợ bám sát như một súng trường tiến công hỏa lực mạnh.

Trường hợp phòng thủ, súng từ vị trí bắn trong công sự, sử dụng giá 2 chân, tương tự như các súng máy dây băng. Súng cũng có thể dùng điểm xạ như súng trường chiến đấu đối với các mục tiêu xa.

RPK rất thích hợp đối với các đơn vị trinh sát bộ binh. Súng có kính ngắm bắn tỉa quang học / hồng ngoại NSP-2 chuyên dụng. Có bộ phận hiệu chỉnh lệch gió để trở thành một súng trường bắn tỉa. Tuy nhiên đây không phải là chức năng chính của súng.

Tuy vậy, RPK cũng mang nhược điểm cơ bản của trung liên nhẹ, đó là nhanh nóng nòng. Súng chỉ cho phép bắn lâu dài tốc độ 80 phát/phút trong thực tế (Xạ thủ phải tính toán để bắn hiệu quả 80 viên trong một phút).

Nòng nóng dẫn đến đạn trong buồng rất nóng, đường đạn trong không ổn định. Chức năng bắn tỉa cần độ chính xác cao dùng chung với chức năng bắn liên thanh trợ chiến, dẫn đến độ chính xác nhanh giảm.

Tuy vậy súng trung liên RPK lại được đánh giá là loại vũ khí lý tưởng cho nhiệm vụ tác chiến trong môi trường đô thị hoặc ở những vùng rừng núi. Tầm sát thương của súng khoảng 450 m còn độ giật thì nhỏ hơn các loại súng máy khác.

Súng máy hạng nhẹ RPK đã được sử dụng ở hầu hết các cuộc xung đột trong nửa sau của Thế kỷ 20 và vẫn tiếp tục được sản xuất ở Nga và nhiều quốc gia khác.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/anh-bat-ngo-vi-tri-dung-trong-top-3-vu-khi-nga-xuat-khau-nhieu-nhat-ben-canh-ak47-va-prg7/790725.antd