Bầu Hiển trong cơn say, Cường đôla vào vận đỏ

Cường đô la vào vận đỏ, bầu Hiển dồn dập đón tin vui... là tin tức nổi bật nhất trong tuần.

CEO Miniso Việt Nam: Tôi đứng bán hàng hai tháng để học việc

Căn phòng có vách ngăn bằng kính rộng vài m2 kê bộ sofa họa tiết hoa màu xanh gần chiếc đèn trang trí hiện đại và giá sách nhỏ treo tường là nơi làm việc của nữ giám đốc điều hành Miniso Việt Nam, Dương Thanh Tâm.

Miniso dưới sự quản lý của chị Tâm trở thành một hiện tượng trong ngành bán lẻ Việt Nam và hiện có khoảng 40 cửa hàng khắp cả nước.

CEO Miniso muốn xóa bỏ định kiến hàng Trung Quốc bằng cách chứng minh Miniso thực sự tốt

Năm 2016, trong lúc sang Trung Quốc khảo sát, tìm nhà gia công cho nhãn hiệu giày sắp startup, chị Tâm được một người bạn sống ở đây nhiều năm dẫn vào Miniso, thương hiệu tiêu dùng bán lẻ do nhà thiết kế người Nhật và thương nhân Trung Quốc sáng lập.

Để dẫn được khách đến cửa hàng Miniso, chị Tâm không làm chương trình khuyến mại hay giảm giá. Thay vào đó, chị tổ chức hai show ca nhạc: một ở cửa hàng trên phố cổ và một ở IPH. Trong lúc xem ca nhạc, cửa hàng Miniso hiện diện cạnh đó sẽ kéo khách vào. Cuối cùng, mọi tính toán của chị đều mang lại thành công ngoài mong đợi.

Ngày khai trương, mỗi cửa hàng của Miniso đón tiếp 1.800 khách. 12 nhân sự được chuẩn bị ở mỗi cửa hàng để phục vụ trung bình 300-500 khách một ngày nhưng tuần đầu tiên đột biến tới 1.200 - 1.800 khách mỗi ngày. Nhân viên làm việc không ngừng tay, ba bữa không kịp ăn. Hàng nhập về một tháng chỉ đủ bán trong một tuần.

"Tôi muốn xóa bỏ định kiến hàng Trung Quốc bằng cách chứng minh Miniso thực sự tốt. Đa số hàng Miniso là Made in China và bây giờ có cả Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, tới đây sẽ là Việt Nam", chị Tâm tiết lộ.

Nữ giám đốc 8X lý giải, 80% hàng Miniso bây giờ xuất xứ từ Trung Quốc bởi đó là hàng tiêu dùng.

Càng bận, chị Tâm càng mặc đẹp. Càng stress, chị càng chăm chút bản thân nhiều hơn. "Tôi cho rằng phụ nữ phải biết yêu bản thân trước thì hạnh phúc mới đến với mình", chị Tâm nói.

Cường Đôla vào “vận đỏ”, cổ phiếu giá “chát” vẫn đắt hàng

Như đã đưa tin, UBND TPHCM vừa ra chỉ đạo yêu cầu huyện Nhà Bè kiểm tra thực địa, tổ chức đo đạc, rà soát pháp lý từng trường hợp để giải quyết vướng mắc của dự án Khu dân cư Bắc Phước Kiển - Nhà Bè do công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (mã chứng khoán: QCG) làm chủ đầu tư.

Đồng thời, chính quyền TPHCM cũng yêu cầu lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính và tháo dỡ công trình, nhà ở xây dựng trái phép; đối với các trường hợp có quyền sử dụng đất thì vận động các hộ thỏa thuận với chủ đầu tư thực hiện di dời theo phương án thống nhất giữa hai bên.

Thông tin này vừa công bố ngay lập tức đã tác động tích cực lên giá cổ phiếu của Quốc Cường Gia Lai trên thị trường chứng khoán.

Ngày 14/3 có tiền cũng khó mua được cổ phiếu nhà Cường đôla

Theo đó, cổ phiếu QCG ngày 14/3 “bốc đầu” tăng kịch trần lên 14.200 đồng, khớp lệnh đạt trên 2,8 triệu cổ phiếu.

Đáng nói là từ cuối phiên sáng đến hết phiên chiều, giao dịch của QCG ổn định ở mức giá trần, trắng bên bán và dư mua giá trần cuối phiên còn trên 250 nghìn đơn vị. Nói cách khác, trong phiên này, kể cả có tiền để chi mua giá đắt thì chưa chắc nhà đầu tư đã mua đươc cổ phiếu QCG.

Trong một lần chia sẻ trên báo chí về dự án Phước Kiển, doanh nhân Quốc Cường cho biết, đây có thể coi là dự án trọng tâm của Quốc Cường về giá trị và về quy mô. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là 15 dự án còn lại của Quốc Cường là không có giá trị.

“Với dự án này, vừa rồi, mình có nhận cọc của một đối tác là 50 triệu USD, ký kết với họ. Hiện quá trình đàm phán vẫn tiếp diễn nên để nói bán rồi thì cũng không đúng mà nói chưa bán thì cũng không phải. Vì tính chất bảo mật phía đối tác yêu cầu nên mình cũng không thể cung cấp thêm thông tin, chỉ có thể khẳng định là không làm nhà đầu tư thất vọng khi dự án được chốt”, doanh nhân phố núi nói.

Thương vụ 1.300 tỷ: Cơn say mới Bầu Hiển

Theo thông tin trước đó, Tập đoàn T&T của ông Đỗ Quang Hiển (Bầu Hiển), Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) là doanh nghiệp duy nhất nộp đầy đủ hồ sơ đăng ký trở thành nhà đầu tư chiến lược của Vinafood 2.

Với mức giá này, Bầu Hiển sẽ phải bỏ ra gần 1,3 ngàn tỷ đồng để trở thành cổ đông chiến lược của doanh nghiệp nông sản này.

Như vậy, nếu không có gì thay đổi trong kế hoạch của T&T, thì đại gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Đỗ Quang Hiển sẽ dấn thêm 1 bước nữa vào trong lĩnh vực nông nghiệp đầy tiềm năng của Việt Nam.

Ông Đỗ Quang Hiển

Trong vài năm trước, giới đầu tư cũng đã thấy những thương vụ T&T mua cổ phần để trở thành cổ đông chiến lược của một số doanh nghiệp lớn như: Tổng công ty Vật tư nông nghiệp (Vigecam), Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor), Tổng công ty Rau quả nông sản (Vegetexco), xuất nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội (Unimex Hà Nội), một công ty kinh doanh nông sản và là thành viên của Hapro…

Sâu chuỗi một loạt các động thái gần đây, có thể thấy, chiến lược của Bầu Hiển có lẽ không gì khác là tấn công vào lĩnh vực thế mạnh của Việt Nam: nông nghiệp, sau khi đại gia này đã thành công và có chỗ đứng vững chắc trong lĩnh vực ngân hàng tài chính.

Trong thời gian gần đây, hàng loạt các ngân hàng trong đó có SHB của Bầu Hiển đã phát triển mạnh trở lại sau một thời gian khó khăn. Hầu hết các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán (TTCK) đã và đang tăng trưởng bứt phá và là động lực chính kéo thị trường liên tiếp lập các đỉnh cao mới.

Thanh Giang

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/kinh-te/dai-gia/bau-hien-trong-con-say-cuong-dola-vao-van-do-3354671/