Bé 16 tháng tuổi ngực to vì thói quen của mẹ

Tiến sĩ, bác sĩ Huỳnh Thị Vũ Quỳnh, Trưởng khoa Thận - Nội tiết BV Nhi đồng 2 TP.HCM, cho biết chị từng tiếp nhận trường hợp trẻ nhập viện khoảng 16 tháng tuổi, đang bú mẹ, có dấu hiệu bất thường vì xuất huyết âm đạo và ngực to.

Theo TS.BS Huỳnh Thị Vũ Quỳnh – Bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM, cho biết chị từng tiếp nhận ca bệnh trẻ gái đang bú mẹ nhưng đã xuất huyết âm đạo giống hành kinh, ngực to. Khi khám cho bé bác sĩ phát hiện trẻ bị dậy thì sớm.

Sàng lọc nguyên nhân, kết quả khá bất ngờ bé dậy thì sớm do bú phải hooc môn. Nguyên nhân là do bà mẹ sử dụng thuốc có chứa estrogen bôi lên nhũ hoa. Khi trẻ bú liên tục trong nhiều tháng sẽ ảnh hưởng tới trẻ.

BS Quỳnh cho rằng, trong sinh hoạt hàng ngày, cha mẹ thật lưu ý không nên cho trẻ sử dụng bình nhựa của BPA.

Tại Bệnh viện Nhi đồng 2 các bác sĩ tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ bị dậy thì sớm. Theo bác sĩ Quỳnh trẻ gái dậy thì sớm không nguy hiểm bằng bé trai vì bé trai tiềm ẩn các nguy cơ bệnh lý như bệnh u não.

Bệnh nhân Phạm Lê An Nh. sinh năm 2015, đã điều trị dậy thì sớm từ lúc 16 tháng tuổi. Bệnh nhi này không có tiền căn bệnh lý gì nhưng lại có ngực to từ lúc đẻ ra. Từ khi 16 tháng tuổi bệnh nhân đã tới khám, vú phát triển ở giai đoạn 2 dậy thì.

Bác sĩ siêu âm ngực, tử cung buồng trứng, chụp Xquang và đo tuổi xương. Kết quả tử cung lớn hơn tuổi, tuổi xương cũng 24 tháng. Khi thử máu chỉ số LH cao nên bệnh nhân nhập viện làm ion đồ máu bình thường.

Bệnh nhân cũng được tầm soát u não nhưng không thấy bất thường. Bệnh nhân không cần điều trị vì chưa có dậy thì tiến triển nên cho về theo dõi và hẹn khám sau 12 tháng.

Một năm sau đi khám thì chiều cao tăng 13 cm, tuổi xương cao hơn 1 tuổi, tử cung lớn hơn tuổi. Bệnh nhân được chẩn đoán dậy thì sớm trung ương tiến triển.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Nhiều lần bác sĩ hội chẩn theo dõi chụp MRI nhưng không có u não. Bệnh nhân điều trị thuốc ức chế dậy thì sớm trong 1 tháng và về nhà theo dõi trong 1 năm. Một năm sau thì khám lại các chỉ số dậy thì sớm chững lại. Tuổi xương ở 4 tuổi xấp xỉ với tuổi bé 40 tháng.

Bệnh nhân tiếp tục theo dõi sau 2 năm điều trị dậy thì sớm chiều cao của bệnh nhân tăng 10 cm/năm. Siêu âm ổ bụng bình thường nhưng tuổi xương tăng cao. Đến nay, bệnh nhân được chụp MRI não nhiều lần, bệnh nhân tiếp tục điều trị thuốc ức chế dậy thì sớm.

BS.CK2 Nguyễn Khoa Bình Minh, Phó khoa Thận - Nội tiết, Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết dậy thì sớm là xu thế chung của trẻ em trên toàn thế giới. Người ta thấy rằng trong vòng 60 năm, tuổi bắt đầu có biểu hiện phát triển ngực ở trẻ gái đã giảm đi rất nhanh.

Đầu năm 2000 thì trẻ bắt đầu có ngực từ 10,5 tuổi – 11,5 tuổi nhưng hiện tại giảm xuống từ 9,5 – 10,5 tuổi. Năm 2020 người ta nhận thấy tuổi dậy thì giảm trung bình 3 tháng trong 10 năm.

Đến thời điểm này giới nhi khoa đồng thuận dậy thì sớm là dưới 8 tuổi với trẻ gái, dưới 9 tuổi với trẻ trai.

Song song, việc xuất hiện ngực và phát triển tinh hoàn thì tuổi bắt đầu có kinh nguyệt ở bé gái chỉ còn 12 – 13 tuổi so với 17 – 18 tuổi trước kia.

BS Minh cho biết các chuyên gia dự báo 5 năm tới có thể tăng tỷ lệ dậy thì sớm lên 7,1 % và chi phí điều trị cho dậy thì sớm là 75 triệu EURO.

Chỉ định điều trị cho dậy thì sớm, bác sĩ Minh cho biết cần xem xét yếu tố như tuổi khởi phát, tốc độ dậy thì, tốc độ phát triển chiều cao, dự đoán chiều cao ở tuổi trường thành.

Với trẻ gái, bắt đầu điều trị trước 6 tuổi có thể giúp trẻ cao thêm 6 đến 10 cm. Nếu trẻ bắt đầu dậy thì từ 6 đến 8 tuổi thì tăng chiều cao cuối cùng thấp hơn khoảng 4 đến 7 cm. Khởi phát dậy thì sau 8 tuổi thì không có bằng chứng gia tăng chiều cao nếu điều trị. Vì vậy, người nhà cần theo dõi cho con đi khám và có chỉ định can thiệp sớm để trẻ có thể đạt được chiều cao về di truyền của trẻ

Với trẻ trai, hiện người ta xác định trẻ có dậy thì trung ương trước 9 tuổi thì có điều trị không phân theo như bé gái. Việc điều trị dậy thì sớm giúp trẻ tăng trưởng chiều cao tối ưu hơn.

Hiện nay, việc điều trị cho trẻ dậy thì sớm vẫn còn nhiều ý kiến trái ngược nhau.

Có người cho rằng điều trị sau 7 tuổi có tăng chiều cao không? Những năm gần đây thì người ta lại thấy dậy thì sau 7 tuổi việc điều trị không có cải thiện chiều cao. Nhưng tới năm 2021, người ta lại thấy sau 7 tuổi khởi phát dậy thì, tuổi xương của bé trên 12 tuổi vẫn có thể phát triển chiều cao hơn.

Tại bệnh viện Nhi đồng, điều trị dậy thì sớm bác sĩ cá nhân hóa từng bệnh nhân để có quyết định phù hợp với trẻ.

Khánh Chi

Nguồn Infonet: https://infonet.vietnamnet.vn/khoe-dep/suc-khoe/be-16-tuoi-nguc-to-co-kinh-nguyet-vi-thoi-quen-cua-me-410878.html