Bé gái 2 tuổi đạt thân nhiệt 18 độ C, tắc thở 180 phút hồi sinh kỳ diệu

Sự hồi sinh kỳ diệu của một bé gái 2 tuổi khi đạt thân nhiệt 18 độ C đã khiến lịch sử y học thế giới phải gọi trường hợp của em là một phép lạ.

Về lý thuyết, nhiệt độ thông thường của cơ thể con người là 37 độ C và khi thân nhiệt giảm xuống, phản ứng và phản xạ của cơ thể sẽ suy yếu dần. Khi thân nhiệt đạt 24 độ C hoặc ít hơn, tim người thường sẽ ngừng đập, dấu hiệu sống mất đi. Thế nhưng, sự hồi sinh kỳ diệu của một bé gái 2 tuổi khi đạt thân nhiệt 18 độ C đã khiến lịch sử y học thế giới phải gọi trường hợp của em là một phép lạ.

Bé gái 2 tuổi hồi sinh kỳ diệu khi đạt thân nhiệt 18 độ C.

Ngày 10 tháng 6 năm 1986, cô bé Michelle Funk vô tình bị ngã xuống hồ nước băng ở gần nhà, thuộc thành phố Salt Lake City, thành phố thủ phủ và lớn nhất tiểu bang Utah, Hoa Kỳ. Anh trai của cô bé là người phát hiện vụ việc và nhanh chóng chạy về nhà gọi mẹ. Suốt 10 phút sau đó, mẹ cùng anh trai của Michelle tìm kiếm cô bé nhưng không thấy. Khi lực lượng cứu hộ đến, họ cũng đã phải dò, rà soát dòng sông rất lâu và 62 phút sau đó mới tìm thấy và đưa Michelle đi bệnh viện. Thân nhiệt của Michelle khi đó chỉ đạt 18 độ C, không có nhịp tim, toàn bộ cơ thể chuyển màu xanh tím.

3 tiếng, tức là 180 phút sau tình trạng khẩn cấp, dấu hiệu sự sống của Michelle vẫn chưa phục hồi. Theo qui tắc thông thường, bệnh viện đã có thể tuyên bố Michelle đã chết. Vậy nhưng Poulter, bác sĩ trực tiếp đảm nhiệm ca cấp cứu cho Michelle vẫn không ngừng hy vọng. Poulter cho biết tuy nhiệt độ cơ thể Michelle chỉ đạt 18,8 độ C, máu trong cơ thể em vẫn còn rất tốt, não cũng không chịu bất cứ tác động hay chấn thương nào. Do đó, Poulter đã quyết tâm bàn bạc với bố mẹ Michelle và tìm cách tiếp tục sưởi ấm, tăng nhiệt để cứu cô bé.

Dưới sự nỗ lực của đội ngũ y tế, phép lạ cuối cùng cũng đã xảy ra. Thân nhiệt của Michelle dần tăng lên từ từ, Khi đạt 25 độ C, cô bé bắt đầu thở, mắt mở yếu, các bác sĩ cũng phát hiện thấy nhịp tim đập nhẹ trở lại.

Hai tuần sau vụ tai nạn, Michelle đã có thể mỉm cười khi nhìn thấy bố mẹ. Một tháng sau đã có thể nói được một câu 4 từ, 2 tháng sau xuất viện và đến 3 tuổi, hầu như cô bé đã hồi phục hoàn toàn.

Tính tới thời điểm năm 1986, kỷ lục bệnh nhân bị tổn thương não hồi phục sau hôn mê bất tỉnh là 45 phút, vậy nhưng cô bé 2 tuổi Michelle sau khi bị ngâm trong nước đá, hạ thân nhiệt xuống 18 độ C và bất tỉnh hôn mê lại mang đến một phép màu khó tin.

Vào năm 2013, một kì tích cũng đã xảy ra, bé trai Alfie Green, Anh chào đời có cân nặng 2,7 kg. Trong 1 - 2 tuần đầu, bé hoàn toàn khỏe mạnh, tinh nghịch, bú sữa mẹ và ăn sữa ngoài bình thường như bao trẻ sơ sinh khác. Nhưng đến ba tuần sau, bé bắt đầu có những biểu hiện khác thường. Buổi sáng hôm đó, cả nhà cùng đến một siêu thị gần nhà mua sắm, chị Stacey Green phát hiện bé Alfie bỗng ngừng thở, toàn thân tím tái. Hốt hoảng, người cha vội vã gọi xe cấp cứu. Bé Alfie được đưa tới viện Newcross ở Wolverhampton.

Khi vào viện, các thông số của bé Alfie là: mạch bằng 0, huyết áp bằng 0, ngừng tuần hoàn, ngừng tim hoàn toàn, đồng tử giãn tối đa… Các bác sỹ cho biết, thông thường, với các dấu hiệu trên có thể kết luận cậu bé đã tử vong. Tuy nhiên, về nguyên tắc, các bác sỹ vẫn phải triển khai tất cả các biện pháp chuyên môn để cấp cứu người bệnh. Sau hơn 10 phút thực hiện các biện pháp hồi sức tim, phổi như trên, các thông số về mạch, huyết áp vẫn không đổi. Thấy tình hình không tiến triển, các bác sỹ vừa tiếp tục cấp cứu vừa chủ động giải thích cho gia đình về khả năng cậu bé không thể qua khỏi cơn nguy kịch.

Dù hy vọng cứu sống bệnh nhân lúc này gần như bằng 0, nhưng các biện pháp cấp cứu vẫn được tiếp tục. Khoảng 2 phút sau, khi các bác sỹ chuẩn bị dừng cấp cứu, thôi không ép tim nữa thì đột nhiên thấy trên màn hình điện tim xuất hiện đường thở yếu ớt của bé. Thấy sóng đập của tim trở lại (dù là rất yếu), có hy vọng các bác sỹ tiếp tục đặt máy thở và sử dụng thuốc trợ tim mạch liều mạnh. Lần này, huyết áp của cháu bé đã trở lại (dù ở mức thấp), mạch đã đập (mạch nhỏ, đập nhanh), đồng tử có phản xạ rồi co lại. Ít phút sau, bé Alfie khua tay chân loạn xạ, khóc ré lên trong niềm sung sướng, hạnh phúc của tất cả những ai đang có mặt ở đây.

Theo các bác sỹ thì đây là một ca bệnh đặc biệt. Cháu bé (một cháu bé mới được 3 tuần tuổi) ngừng tim tới hơn 17 phút. Đặc biệt hơn là tim của cậu bé đã tự hồi sinh, đập trở lại khi không còn bất cứ sợ hỗ trợ nào của các biện pháp y khoa. Đó là một sự hồi sinh hoàn toàn do cậu bé chủ động. Đây là một điều vô cùng hy hữu, đặc biệt, không giải thích được.

Như vậy sau cơn đau tim đầu tiên, tim bé Alfie Green ngừng đập 17 phút nhưng thật lạ thường, nó đã đập trở lại.

Bé Alfie Green 3 tuần tuổi hồi sinh sau 3 lần tim ngừng đập.

Tuy nhiên, tính mạng của cậu bé sơ sinh non nớt vẫn bị thách thức thêm 2 lần ngừng thở nữa. Lần thứ 2, tim lại ngừng đập trong 10 phút và lần thứ 3 ngừng đập trong 3 phút. Được biết trong lần đau tim thứ 2 và 3 này, sau khi cậu bé đưa vào phòng cấp cứu, huyết áp của bé gần như tụt xuống vạch số 0, theo dõi trên điện tâm đồ thì mọi hoạt động tim mạch cũng gần như “đóng băng”.

Khoảng 10 giờ 20 phút tiến hành phẫu thuật, nhịp tim lại lần nữa ngừng đập. Bệnh viện lập tức cử các chuyên gia đến đặt đường ống đặc biệt trợ giúp. Cậu bé khôi phục nhịp thở đều đặn sau đó không lâu, nhưng đến khoảng 11 giờ 2 phút thì hiện tượng trên lại lặp lại. Cậu bé lên cơn đau tim lần thứ 3.

Tất cả các bác sỹ đều cho rằng cậu bé lâm vào trạng thái tử vong. Mọi phương thức cứu vãn tình thế đều không khả quan, chưa từng được thực hiện trong nước. Các bác sỹ nỗ lực bằng những phương thức có thể lần cuối cùng nỗ lực. Tuy nhiên không có kết quả. Họ đã rút tất cả các thiết bị hỗ trợ trên người cậu bé ra và ngừng mọi động tác cứu chữa.

Trong khoảng khắc đau đớn tột cùng ấy, một điều kỳ diệu đã xảy ra. Tay của bé Alfie khẽ động đậy. Các bác sỹ đã nhanh chóng kiểm tra nhịp tim của bé. Thật tuyệt vời: "tim của bé lại hoạt động trở lại. Những nhịp đập từ yếu ớt đến ổn định dần".

Ba tuần sau, Alfie trở về nhà ở Wolverhampton với thiết bị ổn định nhịp tim. Cặp bố mẹ may mắn và hạnh phúc nhất chia sẻ: “Thật may là chúng tôi không còn những lần lo sợ nào nữa. Siêu âm cho thấy não bé bình thường và các bác sĩ đều cho rằng thật kỳ diệu, dường như não bé tự hồi phục. Nếu đã sống sót qua 3 lần đau tim vào lúc 3 tuần tuổi, bé đủ mạnh để sống sót qua bất kỳ thử thách nào”.

Sau trường hợp hy hữu này, các bác sỹ tại bệnh viện tim mạch ở Anh quốc quyết định đi sâu nghiên cứu sự kỳ lạ và “thần thánh” của biểu hiện trên với mong muốn tìn được biện pháp chữa trị hiệu quả cho các trường hợp tương tự.

Vũ Thêm (T/H)/Khoevadep

Nguồn Phụ Nữ Today: http://phunutoday.vn/be-gai-2-tuoi-dat-than-nhiet-18-do-c-tac-tho-180-phut-hoi-sinh-ky-dieu-d124641.html