Bé khóc thét mỗi khi đi tiêm phòng? Mẹ hãy học ngay tuyệt chiêu cực hay của bác sĩ này!

Chỉ làm vài động tác đơn giản, bác sĩ tiêm phòng xong mà bé vẫn không cất một tiếng khóc khiến bất cứ ông bố, bà mẹ nào cũng phải thán phục.

Sự đau đớn của mũi kim đối với trẻ có thể chỉ thoáng qua nhưng sự ám ảnh về kim tiêm khiến trẻ sợ hãi nhiều hơn cả những lần sau. Chính vì vậy mà mỗi khi đưa con đi tiêm phòng là nỗi ám ảnh của không chỉ trẻ mà cả với các ông bố, bà mẹ. Bởi cứ thấy con khóc thét lên là mẹ lại xót thương con.

Thế nhưng, mới đây, một clip quay lại cảnh vị bác sĩ đã có tuyệt chiêu làm trẻ sao nhãng, tiêm xong rồi mà bé vẫn cười và ngơ ngác không một giọt nước mắt nào. Cách làm cũng vô cùng đơn giản, chỉ cần bác sĩ và bố mẹ phối hợp ăn ý là được.

Theo như đoạn clip, bác sĩ "múa kim tiêm" một hồi nhằm thu hút sự chú ý của trẻ, khiến trẻ xao lãng sau đó mới tiêm. Khi kim thật sự chích vào da, dường như bé còn chưa nhận thức được vẫn còn giữ nguyên nét mặt hồ hởi, vui vẻ. Đến lúc bác sĩ rút kim tiêm ra bé vẫn ngơ ngác không biết gì.

Sau đó, vị bác sĩ này còn vỗ tay và thổi bong bóng khiến trẻ rất thích thú. Gương mặt cậu bé đi tiêm mà đáng yêu và thoải mái như đang đùa vui vậy.

Nhiều ông bố, bà mẹ thừa nhận: Ngoài một số mũi tiêm phòng đặc biệt đau thì hầu hết chỉ đau nhẹ. Đôi khi đi tiêm trẻ sẽ khóc vì sợ chứ không hẳn khóc vì đau. Thế nên, với cách làm này không chú ý tới việc tiêm ngừa và vô tình làm giảm sự đau đớn cho trẻ.

Clip ngay lập tức được các bậc cha mẹ quan tâm và khen ngợi, đồng thời chia sẻ để áp dụng cho lần đi tiêm phòng tới của con.

Nickname A.A bình luận: "Hay quá! Trước giờ cứ bế con đi tiêm là mệt mỏi vì con cứ khóc, giãy dụa, ba mẹ phải giữ chặt mới tiêm xong được. Bác sĩ này có cách hay ghê, con sẽ không sợ tiêm nữa này!"

Có người còn tag vợ/chồng vào: "Anh ơi lần sau đi tiêm cho con áp dụng này. Con không còn khóc, sợ hãi nữa đâu nhé!".

Một số mẹo hay khách giúp con không sợ hãi khi tiêm

Làm cho con mất tập trung

Cha mẹ có thể giảm bớt nỗi sợ hãi cho trẻ khi tiêm bằng việc khiến cho con bị mất tập trung vào việc đang làm. Hãy cho con chơi một món đồ chơi mới, chỉ một bức tranh nhiều màu sắc trên tường. Giả bộ cho con đọc bảng chữ cái hay nói với con về một điều gì đó buồn cười. Thậm chí cha mẹ còn có thể cho con thổi bong bóng.

Lừa để có những cơn ho cho con

Nếu em bé nhà bạn lớn hơn thì việc này khá dễ dàng khi nhắc chúng giả bộ ho để tạo ra những cơn ho giả. Nhưng với các bé còn nhỏ thì việc này có lẽ sẽ khó khăn hơn.

Sở dĩ nên bảo trẻ ho trước khi tiêm vì một nghiên cứu năm 2010 của Tạp chí Pediatrics đã chỉ ra rằng trẻ từ 4 - 12 tuổi ho 1 lần trước và trong quá trình tiêm chủng giúp giảm các phản ứng đau do tiêm hiệu quả.

Cho con xem phim hoạt hình

Những nhân vật hoạt hình đáng yêu với âm thanh sống động vui tươi trên tivi sẽ giúp quyến rũ trẻ khá nhanh chóng và khiến trẻ mất tập trung vào việc tiêm.

Những nghiên cứu của đại học Georgia cho thấy trẻ em thường ít đau hơn khi được y tá bật phim hoạt hình để xem trong quá trình tiêm. Thực tế, bất cứ kỹ thuật phân tâm nào cho dù đó là cho con xem phim hoạt hình, chơi trò chơi video đều sẽ giúp giảm đau hiệu quả.

Do đó, nếu bác sĩ không có tivi trong phòng khám thì bạn có thể xin phép được cho con nghe nhạc từ điện thoại của bạn nhé.

Sử dụng kem gây tê tại chỗ

Nếu như con bạn quá sợ hãi với việc tiêm chủng hay tiêm những lúc ốm đau, bạn có thể đề nghị bác sĩ cho con được sử dụng loại kem gây tê tại chỗ. Điều này cũng có thể làm giảm đau khi tiêm cho con.

Để kem gây tê phát huy tác dụng, bạn có thể áp dụng thoa kem này cho con 1h trước khi bắt đầu tiêm.

Nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ

Cho dù xót con nhất, cha mẹ đều phải nghĩ được rằng con bạn cần phải tiêm để khỏe mạnh hơn hay phòng bệnh tốt hơn. Vì thế, hãy bình tĩnh nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Luôn luôn lắng nghe và làm theo những lời khuyên của bác sĩ để kiểm soát tình hình tốt nhất cho con trong quá trình tiêm. Khi phụ huynh có sự kết hợp với bác sĩ, các bác sĩ cũng sẽ bình tĩnh và hoàn thành công việc nhanh nhất, ít đau nhất cho bé.

Cung cấp cho con một núm vú giả

Nếu con bạn vẫn còn bú, bạn có thể cho con ngậm một núm vú giả hay một cái gì đó để con có thể nhai. Việc làm tưởng đơn giản này giúp trẻ thoải mái và ít đau hơn.

Những nghiên cứu cũng chỉ ra rằng núm vú giả có thể giúp giảm đau cho các bé sơ sinh trong và sau quá trình tiêm chủng.

Thùy Linh (T.H)

Nguồn Em Đẹp: http://emdep.vn/lam-me/be-khoc-thet-moi-khi-di-tiem-phong-me-hay-hoc-ngay-tuyet-chieu-cuc-hay-cua-bac-si-nay-20180626091530366.htm