Bế mạc Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Phát biểu bế mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, sau hai ngày làm việc tích cực, khẩn trương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành chương trình Phiên họp thứ 42.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì và phát biểu bế mạc Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)

Chiều 11/2, tại Nhà Quốc hội, với sự chủ trì của Chủtịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bếmạc Phiênhọp thứ 42.

Phát biểu bế mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chobiết, sau hai ngày làm việc tích cực, khẩn trương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đãhoàn thành chương trình Phiên họp thứ 42. Các nội dung Phiên họp đều được Uỷban Thường vụ Quốc hội xem xét thận trọng, thảo luận kỹ lưỡng, bảo đảmchất lượng theo yêu cầu.

Sau phiên họp này, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ,Thường trực các Ủy ban của Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan nhanhchóng triển khai các kết luận đối với từng nội dung, khẩn trương tập trungnghiên cứu, tiếp thu ý kiến tại phiên họp để chỉnh lý 2 dự án luật; thực hiệncác bước tiếp theo và triển khai công tác chuẩn bị để tổ chức tốt cho Năm Chủtịch AIPA 2020.

Các dự thảo Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã,cấp huyện tại 6 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần hoàn thiện sớm, kýban hành để các địa phương sớm ổn định tổ chức trước khi tiến hành Đại hội Đảngbộ các cấp.

Như vậy, đến thời điểm hiện nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hôịđã cơ bản hoàn thành việc xem xét, quyết định Đề án sắp xếp đơn vị hành chínhcấp xã, cấp huyện tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (còn duy nhấtThành phố Hồ Chí Minh chưa trình Đề án).

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ, chính quyền các địaphương khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện các Nghị quyết để bảo đảm cácđơn vị hành chính mới được sắp xếp kịp thời tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấptheo kế hoạch đề ra; đồng thời bảo đảm ổn định tình hình địa phương và đời sốngcủa người dân những nơi sắp xếp lại, tiếp tục phát triển kinh tế-xã hội, giữvững an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Dự kiến phiên họp tháng 3 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cónhiều nội dung quan trọng, trong đó có 8 dự án luật và một số nội dung khác cầnđược cho ý kiến. Để các dự án luật, các nội dung trình tại phiên họp tới bảođảm chất lượng, đúng tiến độ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị cáccơ quan trình và cơ quan thẩm tra cần phối hợp chặt chẽ ngay từ bây giờ, bámsát tình hình chuẩn bị, thực hiện đúng kế hoạch đề ra, nếu có vấn đề phát sinhkịp thời báo cáo để Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến trước khi vàophiên họp;

Chính phủ, các cơ quan tổ chức hữu quan, các cơ quan củaQuốc hội cần tích cực chuẩn bị, cố gắng cao nhất để chương trình phiên họptháng 3 được tổ chức thực hiện theo đúng kế hoạch, tránh dồn nội dung sangphiên họp tháng 4 và tháng 5. Bên cạnh đó, cần tiếp tục phát huy tinh thần,trách nhiệm để triển khai thực hiện tốt các hoạt động khác theo đúng chươngtrình làm việc.

Trước đó, với sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội PhùngQuốc Hiển, các đại biểu cho ý kiến về việc ban hành Nghị định hướng dẫn việcthực hiện cơ chế tạm quản theo Công ước Istanbul.

Công ước Istanbulvề tạm quản hàng hóa (gọi tắt là Công ước)được ký kết ngày 26/6/1990, có hiệu lực từ ngày 27/11/1993 dưới sự quản lý củaTổ chức Hải quan Thế giới (WCO). Theo quy định của Công ước, tất cả thành viêncủa WCO và tất cả thành viên Liên hợp quốc hoặc các cơ quan chuyên trách củaLiên hợp quốc đều có thể trở thành thành viên của Công ước. Hiện nay, trên thếgiới có 71 quốc gia/vùng lãnh thổ là thành viên Công ước (bao gồm cả Việt Nam).

Ngày 26/9/2017, Tổng Thư ký Quốc hội có thông báo kết luậncủa Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nội dung liên quan đến các Văn kiện hợp tácquốc tế tại Phiên họp thứ 14; nhất trí với đề nghị của Chính phủ về việc gianhập Công ước Istanbul về tạm quản hàng hóa; giao Chính phủ thực hiện việc nôịluật hóa các quy định của Công ước thành các quy định cụ thể của pháp luật ViệtNam theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.Việt Nam chính thức là thànhviên Công ước Istanbultừ ngày 3/7/2019.

Việt Nam tham gia Công ước ở mức độ tối thiểu theo quy địnhcủa Công ước, bao gồm Thân Công ước, Phụ lục A về Chứng từ tạm quản và phụ lụcB.1 về hàng hóa dùng để trưng bày hoặc sử dụng tại triển lãm, hội chợ, hội nghịhay các sự kiện tương tự.

Trong xu thế tăng cường xuất khẩu và giao lưu thương mại vơícác nước và Chính phủ đang nỗ lực tiến hành cải cách hành chính, hiện đại hoáhải quan theo hướng áp dụng các chuẩn mực hải quan quốc tế, góp phần giảm thơìgian, chi phí thủ tục nhằm mục đích tạo thuận lợi thương mại, phục vụ pháttriển kinh tế-xã hội, việc áp dụng cơ chế tạm quản theo Công ước Istanbul đượccoi là một dịch vụ cao cấp trong lĩnh vực tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập,góp phần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu quảng bá sản phẩm,hàng hóa của Việt Nam ra thế giới và ngược lại.

Kết luận nội dung thảo luận này, Phó Chủ tịch Quốc hội PhùngQuốc Hiển nhấn mạnh, Chính phủ sẽ thực hiện theo khoản 1, Điều 6 của Luật Điêuườ́c quốc tế năm 2016; khoản 5 Điều 156 của Luật Ban hành văn bản quy phạm phápluật (tức là thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết).

Sổ tạm quản ATA là tờ khai hải quan, là chứng từ để ngươìkhai hải quan và cơ quan hải quan thực hiện thủ tục hải quan và thông quan hànghóa, cũng như để phục vụ các công việc liên quan khác như kiểm tra sau thôngquan... Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu rõ, về thu phí cấp sổ ATAtheo quy định thống nhất coi đây là loại phí hải quan nằm trong danh mục phí vàlệ phí ban hành kèm theo luật và do Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn, không phảiban hành danh mục phí mới nữa. Việc cấp sổ ATA thuộc thẩm quyền phân công củaChính phủ.

Trên cơ sở nhất trí của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốchội, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hôịsẽ gửi thông báo ý kiến để Chính phủ ban hành nghị định này.

Chiều cùng ngày, với sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hôiUộng Chu Lưu, các đại biểu tiếp tục tập trung thảo luận, cho ý kiến về các vấnđề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổchức Quốc hội./.

Theo Hoàng Thị Hoa (TTXVN/Vietnam+)

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/be-mac-phien-hop-thu-42-cua-uy-ban-thuong-vu-quoc-hoi-20200213080333561p12c16.htm