Bé viêm hô hấp, rối loạn tiêu hóa chữa thế nào?

Bảo Khí Nhi Plus đã mời PGS.TS.Thầy thuốc nhân dân Đinh Ngọc Sỹ, Nguyên Giám đốc BV Phổi TƯ tư vấn cách chữa một số bệnh thường gặp ở trẻ

Không ngừng đi viện

Trong buổi giao lưu trực tuyến Báo Đất Việt phối hợp với nhãn hàng Bảo Khí Nhi tổ chức, chị Thái An (22 tuổi, Hưng Yên) đang có con nhỏ (14 tháng tuổi) gửi chia sẻ: "Con mình bị viêm phế quản cả nửa tháng nay chưa hết. Bác sĩ kêu nhiều đờm quá em cứ phải cho đi hút bớt đờm ra. Con ho cả ngày đêm không ngủ được. Con đã uống bao nhiêu kháng sinh liều cao mà vẫn không khỏi hẳn, chỉ đỡ 1 thời gian rồi bệnh lại tái phát khi trời trở lạnh. Mình thật sự rất hoang mang, không biết làm thế nào?”.

Theo chị An, khi con 2-3 tháng tuổi con cũng đã từng phải nhập viện điều trị viêm phế quản. Lúc đó bác sĩ cũng cảnh báo là hệ hô hấp của cháu rất yếu nên gia đình phải hết sức chú ý. Cũng từ lần đầu nhiễm lạnh, thi thoảng thời tiết chuyển mùa là bé lại ho khò khè, tái phát lại. Chị An xót con vô cùng.

Tư vấn trước tình trạng chị Thái An đang gặp phải, PGS.TS.BS Đinh Ngọc Sỹ - Nguyên Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương nhận định: “Con bị viêm phế quản tái đi tái lại nhiều lần, dùng kháng sinh nhưng không khỏi. Nếu đã dùng kháng sinh nhiều lần như vậy thì tôi chắc rằng bà mẹ này đã tự ý mua kháng sinh cho con. Tháng trước con bị ho, ra hiệu thuốc mua loại kháng sinh X nào đó cháu đỡ, lần sau cháu sốt lại tự ý ra hiệu thuốc mua kháng sinh X đó. Điều đó hoàn toàn không nên. Vì lần nhiễm khuẩn này có thể do 1 loại vi khuẩn hoàn toàn khác. Việc lựa chọn kháng sinh chúng ta phải hết sức cân nhắc”.

PGS.TS.BS Đinh Ngọc Sỹ - Nguyên Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương

Vị chuyên gia khuyến cáo, nếu thuốc kháng sinh dùng lặp đi lặp lại nhiều sẽ khiến trẻ bị nhờn, kháng thuốc, rối loại tiêu hóa: “Việc dùng kháng sinh nhiều cho trẻ nhỏ rất nguy hiểm vì kháng sinh làm cho hệ vi khuẩn đường ruột vốn đang còn rất ít ở trẻ nhỏ bị diệt đi. Những Vi khuẩn đường ruột này có tác dụng lên men phân, Bây giờ dùng kháng sinh vào vi khuẩn bị diệt thì quá trình lên men phân bị giảm, không tiêu hóa được, gây ra tình trạng đi ngoài phân sống, phân tướt. Nếu trẻ con bé quá, lại dùng kháng sinh sớm dứt khoát sẽ rối loạn tiêu hóa, không thể tránh khỏi.”

Nếu tình trạng viêm phế quản của trẻ không nặng nề, không gây nên tình trạng sốt cao mà chỉ ho và khạc đờm thì bố mẹ nên điều trị triệu chứng hơn là điều trị kháng sinh. Kháng sinh không phải là thứ đầu tay trị ho, đờm mà nên điều trị triệu chứng trước. “Bảo Khí Nhi Plus là 1 sản phẩm có thể khống chế được các triệu chứng ho, đờm đó. Đờm mà loãng ra cháu có khạc hay nuốt vào cũng không sao, nó sẽ không làm môi trường để vi khuẩn sinh sống và phát triển. Hết ho trẻ sẽ không sốt nữa. Vì vậy, kháng sinh chỉ cần khi nào cháu sốt”, PGS.TS Đinh Ngọc Sỹ phân tích.

Tinh thần mẹ thoải mái khi tìm được Bảo Khí Nhi Plus cho con

Bảo Khí Nhi Plus cũng chính là “ân nhân” của chị Giang (40 tuổi, công tác tại viện Bỏng quốc gia). Bởi bà mẹ này đã từng trăn trở vì bé Thụy Khuê - con gái chị liên tục bị viêm phế quản, viêm hô hấp khi mới chỉ hơn 1 tuổi. Mỗi khi thay đổi thời tiết, bé lại xuất hiện những triệu chứng: hắt hơi, sổ mũi, ho nhiều, nôn trớ.

Bệnh tái phát liên tục khiến bé Thụy Khuê phải nghỉ học nhiều, kéo theo cả việc chị Giang cũng phải xin nghỉ việc để ở nhà chăm con.

“Nhiều đêm con oằn cả người lên ho rũ rượi, ho như hết ruột gan. Mình xót và thương con lắm. Chỉ mong con mau khỏi bệnh thôi!”, người mẹ tâm sự.

Chị Giang và bé Thục Khuê khi con 4 tuổi

Nhất là vào thời điểm giao mùa, hầu như tháng nào con cũng đôi, ba lần bị viêm đường hô hấp. Quá sốt ruột trước tình trạng của con, người mẹ đã cho con dùng kháng sinh các loại nhưng triệu chứng ho, đờm, khò khè chỉ tạm thời thuyên giảm, cứ ngừng dùng thuốc được vài hôm là bệnh lại tái lại. Vậy là kháng sinh cứ đợt nọ chồng lên đợt kia, mỗi đợt kéo dài từ 10-15 ngày.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/doi-song/be-viem-ho-hap-roi-loan-tieu-hoa-chua-the-nao-3354204/