Bến Nhà Rồng là ở đâu?

Bến Nhà Rồng được biết đến nhiều do tại đây có cụm di tích kiến trúc đánh dấu sự kiện ngày 5/6/1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành (sau này được biết với tên gọi Hồ Chí Minh) đã mở đầu hành trình cách mạng của mình.

Bến Nhà Rồng nơi Bác Hồ đi tìm đường cứu nước

Hỏi:

Bến Nhà Rồng nơi Bác Hồ đi tìm đường cứu nước thuộc tỉnh, thành nào?

A. Cà Mau

B. Quảng Bình

C. TP. HCM

D. Kiên Giang

Đáp án:

C. TP. HCM

Từ 1975, cụm di tích kiến trúc của thương cảng Nhà Rồng đã được Nhà nước Việt Nam xây dựng lại thành khu lưu niệm Hồ Chí Minh, và ngày 5 tháng 6 được chọn là ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước ở Việt Nam.

Bến Nhà Rồng, tên chính thức là Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, là tên gọi thông dụng để chỉ cụm di tích kiến trúc - bảo tàng nằm bên sông Sài Gòn, thuộc quận 4, TP. HCM.

Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (Ảnh: Bảo tàng Hồ Chí Minh).

Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (Ảnh: Bảo tàng Hồ Chí Minh).

Nhà sàn Bác Hồ ở ngày nhỏ

Hỏi:

Nhà sàn Bác Hồ ở ngày nhỏ thuộc tỉnh nào?

A. Nghệ An

B. Hà Tĩnh

C. Quảng Bình

D. Thanh Hóa

Đáp án:

A. Nghệ An

Làng Sen thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An là nơi Bác Hồ ở hồi nhỏ. Hiện tại, ngôi nhà vẫn được giữ nguyên vẹn và hàng ngày đón những lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan.

Ngôi nhà đơn sơ gắn với tuổi thơ của Bác Hồ (Ảnh: Bảo tàng Hồ Chí Minh).

Hỏi:

Ngày 8 tháng 2 năm 1941, khi về nước, Bác Hồ đã làm việc tại đâu?

A. Sa Pa (Lào Cai)

B. Pác Pó (Cao Bằng)

C. Mèo Vạc (Hà Giang)

D. Chi Lăng (Lạng Sơn)

Đáp án:

B. Pác Pó (Cao Bằng)

Ngày 8 tháng 2 năm 1941, khi về nước, Hồ Chí Minh đã sống và làm việc trong hang Cốc Bó và đặt tên dòng suối trước cửa hang là "suối Lênin" và ngọn núi có hang này là "núi Các Mác".

Hang Pác Pó (Ảnh: Youtube).

Khu di tích đặc biệt gắn liền với Bác Hồ cho tới những năm tháng cuối đời ở Hà Nội

Hỏi:

Khu di tích đặc biệt gắn liền với Bác Hồ cho tới những năm tháng cuối đời ở Hà Nội thuộc quận nào?

A. Hoàn Kiếm

B. Đống Đa

C. Tây Hồ

D. Ba Đình

Đáp án:

D. Ba Đình

Khu di tích nhà sàn Bác Hồ là một quần thể kiến trúc nằm trong khuôn viên Phủ Chủ tịch, thuộc trung tâm chính trị Ba Đình - quận Ba Đình, Hà Nội. Năm 1954, sau khi quân ta về tiếp quản Thủ đô, Bác Hồ đã ở và làm việc tại khu vực này.

Khu di tích nhà sàn Bác Hồ (Ảnh: Báo Kiểm toán nhà nước).

Nhạc sĩ Trần Hoàn đã sáng tác ca khúc sau khi Bác Hồ mất

Hỏi:

Nhạc sĩ Trần Hoàn đã sáng tác ca khúc nào sau khi Bác Hồ mất?

A. Hoàn Kiếm

B. Đống Đa

C. Lời Bác dặn trước lúc đi xa

D. Ba Đình

Đáp án:

C. Lời Bác dặn trước lúc đi xa

Trước lúc Bác mất, Bác chỉ muốn nghe một làn điệu ví dặm Nghệ Tĩnh nhưng không có ai hát được, Bác lại nhớ đến làn điệu quan họ Bắc Ninh. May thay có một y tá hát được bài “Người ơi, người ở đừng về”. Sau khi nghe, đồng chí Vũ Kỳ kể lại, nhạc sĩ Trần Hoàn đã hoàn thành ca khúc “Lời Bác dặn trước lúc đi xa” bằng giai điệu ví dặm Nghệ Tĩnh sau ngày Bác mất.

Lời bài hát có đoạn:

“Bác muốn nghe một câu hò xứ Nghệ

Bởi làng Sen day dứt trong tim

Bác muốn nghe một đôi khúc dân ca

Trước lúc đi xa qua bên kia bầu trời

Bác muốn nghe một đôi làn quan họ

Ôi may sao một em gái nhỏ bước vào gần Bác

Cả căn phòng xúc động trong nước mắt

Những lời ca nức nở tái tê

Rằng “Người ơi! Người ở đừng về…!”.

Nhạc sĩ Trần Hoàn (Ảnh: Báo Quảng Trị).

Nguyễn Trang

Nguồn Thời Đại: https://thoidai.com.vn/ben-nha-rong-la-o-dau-77243.html