Bệnh viện công phải nhanh chóng thay đổi tư duy 'ban ơn'

Theo ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, người dân vào bệnh viện công vì có bác sĩ tốt, kỹ thuật cao nhưng từ bảo vệ tới người trông xe đã có 'thái độ hách dịch' thì sẽ gây ức chế cho họ.

Sáng 1/4, Sở Y tế Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá chất lượng bệnh viện và khảo sát hài lòng người bệnh, nhân viên y tế năm 2022. Theo bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, hiện nay, công tác đánh giá chất lượng phục vụ người bệnh đang được các bệnh viện trên địa bàn thủ đô ưu tiên.

Theo kết quả đánh giá 7 nội dung chuyên môn, chất lượng bệnh viện, khảo sát hài lòng người bệnh và nhân viên y tế, phòng chống dịch Covid-19, công tác điều trị Covid-19, ứng dụng công nghệ thông tin, đáp ứng các văn bản về quản lý nhà nước của Sở Y tế Hà Nội, các bệnh viện có điểm tổng kết cao nhất là:

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là một trong số các cơ sở y tế có điểm số cao.

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là một trong số các cơ sở y tế có điểm số cao.

Ngược lại, 5 cơ sở y tế có điểm đánh giá thấp nhất là:

Chia sẻ tại hội nghị, ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, cho biết không riêng gì bệnh viện của Hà Nội, các bệnh viện tuyến trung ương như Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội), Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) lúc nào cũng quá tải nhưng đến nay họ đã phải “chạy nước rút” để chủ động tăng cường sự hài lòng của người bệnh, tăng giá trị cạnh tranh với khối tư nhân.

Thực tế, người dân vào bệnh viện công lập vì có bác sĩ tốt, giáo sư đầu ngành, kỹ thuật phát triển cao nhưng từ ông bảo vệ tới người trông xe đã có “thái độ hách dịch” sẽ gây ức chế cho họ. Vì vậy, các bệnh viện phải tự nâng cao thương hiệu của mình.

Ông Khuê cũng nhiều lần chứng kiến người bệnh trả tiền dịch vụ khám chữa bệnh mà như “đi xin”. “Những bàn thu tiền kín mít và có khoảng trống nhỏ để người nhà, người bệnh lom khom đưa tiền vào trả. Nhân viên thu ngân mặt lạnh tanh. Nhiều người đáng tuổi cha, mẹ mình vẫn phải cúi xin trả tiền, nhìn thật phản cảm. Tôi yêu cầu bỏ hết. Ngay kể cả tấm biển nhà vệ sinh, nhiều bệnh viện không có biển hoặc có biển rất nhỏ. Người muốn đi vệ sinh hỏi thì nhân viên trả lời trống không như 'đằng kia' hoặc 'mù à'. Nhà vệ sinh là rất quan trọng, là vấn đề sinh lý hoàn toàn bình thường nhưng lại khổ sở ở bệnh viện”, ông Khuê nói.

Vì vậy, vị lãnh đạo này nhấn mạnh các bệnh viện phải nhanh chóng thay đổi tư duy “ban ơn”, cần tăng cường hướng tới mục tiêu lấy người bệnh làm trung tâm. Việc thay đổi cần phải thực hiện từ bảo vệ tới nhân viên y tế để trở thành địa chỉ tin cậy của người bệnh.

Phương Thúy

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/benh-vien-lon-cung-chay-nuoc-rut-de-lam-hai-long-nguoi-benh-2127286.html