Bí ẩn loài chim khổng lồ, 'chúa tể' bầu trời

Đại bàng biển Steller là loài lớn nhất trong tổng số gần 100 loài đại bàng trên khắp thế giới. Cân nặng của chúng lên tới 10kg.

Đại bàng là chúa tể bầu trời. Chúng là loài chim săn mồi cỡ lớn, sinh sống ở nơi núi cao, rừng nguyên sinh, nơi không có con người.

Đại bàng là một loài chim săn mồi cỡ lớn thuộc bộ ưng, lớp chim, họ Accipitridae. Chúng sinh sống trên mọi nơi có núi cao và rừng nguyên sinh còn chưa bị con người chặt phá như bờ biển Úc, Indonesia, Phi châu. Lục địa Á-Âu với khoảng 60 loài, còn lại 11 loài khác tìm thấy tại các lục địa còn lại bao gồm 2 loài ở Lục địa Bắc Mỹ, 9 loài ở Trung và Nam Mỹ và 3 loài ở Úc. Theo một số tài liệu chưa được chứng minh thì đại bàng có sải cánh hơn 3m và nặng tới 30 kg. Thực tế thì đại bàng nhỏ hơn thế. Sải cánh của chúng chỉ dài từ 1,5m cho đến hơn 2m. Đại bàng thường làm tổ trên núi hoặc cây cao. Tổ của chúng rất lớn và mỗi năm chúng lại tha về tổ nhiều cành cây mới để làm cho tổ kiên cố hơn trước. Tổ là nơi chim cái đẻ trứng.Mỗi kì sinh nở thì chim cái sinh 2 trứng. Do chim bố mẹ chỉ có khả năng nuôi một chim non nên thường sẽ có cuộc quyết đấu giữa hai chim con. Con nào thắng sẽ được nuôi cho đến khi trưởng thành.

Một đặc tính nổi bật của loài chim này là cách chúng đón đầu cơn bão. hi đại bàng biết cơn bão sắp tới, chim đại bàng bay tới một đỉnh núi thật cao. Khi cơn bão ập tới, đại bàng đón đầu cơn bão, dùng chính sức mạnh của cơn bão cưỡi lên cơn bão đang gào thét bên dưới.

Dưới đây là một số loài đại bàng được xem là lớn nhất trong số gần 100 loại đại bàng trên khắp thế giới:

Đại bàng biển Steller

Đại bàng biển Steller là loài lớn nhất trong tổng số gần 100 loài đại bàng trên khắp thế giới. Cân nặng của chúng lên tới 10kg.

Đại bàng biển Steller có tên khoa học là Haliaeetus pelagicus. Chúng còn được gọi là đại bàng vai trắng, đại bàng Thái Bình Dương hay đại bàng biển Steller. Nó sống ở vùng ven biển ở Đông bắc Á bao gồm vùng ven biển Viễn Đông của Nga, ven biển Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên và quần đảo Nhật Bản, với thức ăn chủ yếu là các loài cá và một số loài chim biển (chim mòng biển, ó biển, hải âu cổ rụt..). Đây là loài đại bàng lớn nhất thế giới kể từ khi loài Đại bàng Haast tuyệt chủng. Đây là một loài đang bị đe dọa bởi sự thay đổi môi trường sống, ô nhiễm công nghiệp và khai thác quá mức cá làm giảm lượng thức ăn của chúng. Hiện nay có khoảng 5.000 cá thể nhưng đang giảm dần.

Tổ của đại bàng biển Steller cao khoảng 15 – 20 m, được xây trên các cây lớn (cao tới 150 m, đường kính 2,5 m). Mùa sinh sản thường vào tháng 2 – 3, còn trứng được đẻ vào tháng 4 – 5.

Đại bàng Philippines

Đại bàng Philippines, (danh pháp hai phần: Pithecophaga jefferyi), còn được gọi là Đại bàng lớn Philippines hay đại bàng ăn thịt khỉ, là một trong những loài chim cao nhất, hiếm nhất, lớn nhất, mạnh mẽ nhất thế giới. Cân nặng của đại bàng Philippines chỉ kém đại bàng biển Steller một chút. Đây là chim săn mồi ăn thị thuộc họ Accipitridae, nó còn được gọi là Haribon, có nghĩa là Chim vua. Tên địa phương của nó là banog. Loài này đã được phát hiện vào năm 1896 bởi nhà thám hiểm và nhà tự nhiên học người Anh John Whitehead, người đã quan sát các loài chim và người phục vụ của ông là Juan đã thu thập các mẫu vật đầu tiên một vài tuần sau đó. Những người bản xứ đã miêu tả chúng là loài đại bàng ăn khỉ, vì vậy chúng được đặt tên là Pithecophaga jefferyi (theo tiếng Hy Lạp là ăn khỉ). Sau đó, chúng được công nhận là một phân loài của đại bàng với tên chính thức là Đại bàng Philippine. Hình ảnh của loài chim này được ví với một sinh vật thần thoại là Griffin. Chúng cũng là một trong số các loài hiếm nhất và mạnh mẽ nhất trong thế giới các loài chim.

Đại bàng Harpy

Đại bàng Harpy là một loài đại bàng của vùng Tân Bắc Giới, còn được gọi với cái tên là đại bàng châu Mỹ để phân biệt nó với loài đại bàng Papua (hay được gọi là Đại bàng Harpy New Guinea). Đây cũng là loài chim săn mồi lớn nhất được tìm thấy ở châu Mỹ và là một trong những loài đại bàng lớn nhất thế giới còn tồn tại. Môi trường sinh sống của loài này là ở các khu rừng nhiệt đới thấp và rừng nhiệt đới cao. Do môi trường của chúng ngày càng mất đi nên nhiều khu vực ở Trung Mỹ đã không còn thấy loài đại bàng Harpy nữa.

Tên của loài đại bàng này xuất phát từ Hy Lạp cổ đại gắn với loài thú thần thoại Harpy có khuôn mặt người và thân hình của một con đại bàng. Cá thể cái khi trưởng thành thường nặng 6 – 9 kg, trong điều kiện nuôi nhốt chúng có thể nặng tới 12.3 kg. Chiều cao của đại bàng Harpy từ 86,5–107 cm và có sải cánh dài 1,76 đến 2,24 m. Đây chính là một trong số những loài đại bàng lớn nhất (cùng với Đại bàng Philippine, đại bàng biển Steller). Hiện nay, một số quốc gia đã có những chương trình bảo tồn loài đại bàng Harpy như tại Vườn quốc gia Darien (Panama), Vườn quốc gia Paramillo (Colombia), Khu bảo tồn Rio Bravo (Belize). Một số quốc gia như Guatemala, Mexico, Brazil cũng ra sức bảo tồn loài đại bàng này. Một số khu vực ở Trung Mỹ, chúng gần như đã tuyệt chủng do mất môi trường sống là những khu rừng nhiệt đới. Chủ yếu chúng sống ở vùng rừng nhiệt đới thấp có độ cao dưới 900m.

Theo VTC

Nguồn Infonet: http://infonet.vn/bi-an-loai-chim-khong-lo-chua-te-bau-troi-post280974.info